Vị thế của ngành thú y với nền kinh tế

Nghề thú y là những công việc nhằm phát hiện điều trị, và phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và chim, thú hoang. Ðồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do vậy, nghề thú y có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ vật nuôi gắn liền với phát triển chăn nuôi.

Vai trò của ngành thú y

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể bị lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, hoặc qua khách du lịch từ nước này sang nước khác. Hay vấn đề biến đổi khí hậu hoặc những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng cao. Ngay cả an toàn vệ sinh thực phẩm ngày nay cũng chính là vấn đề nóng cần được giải quyết, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong tương lai không xa con người sẽ phải đối mặt với các dịch bệnh từ động vật lây sang người rất lớn, đặc biệt là những dịch bệnh do siêu vi trùng gây ra. Vì vậy, lĩnh vực thú y và khoa học thú y ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay.

Vai trò của Ngành Thú y trong cuộc sống hiện nay

Những kết quả đạt được

Trong công tác quản lý chuyên ngành thú y, đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật khá đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu, thực tiễn phát triển của đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Ngành Thú y đã tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong việc đăng ký và giải quyết thủ tục kiểm dịch trên hệ thống hải quan một cửa quốc gia; góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính, thúc đẩy xuất, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật và được các bộ ngành đánh giá rất cao. Tổ chức có hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, giúp kiểm soát, ngăn chặn được nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam như bò điên, cúm H7N9, Ebola, Nepa… Công tác quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đã được đẩy mạnh, cả nước đã có trên 430 cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, không để xảy ra tình trạng mất an toàn, ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc động vật… Tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền lây từ động vật sang người; xây dựng hơn 2.000 vùng, chuỗi sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành thú y đã trực tiếp hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hàng năm xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được hơn 12.000 sản phẩm, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; đã xuất khẩu thuốc thú y đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Ðặc biệt, có 10 doanh nghiệp sản xuất được trên 150 sản phẩm vaccine các loại, trong đó sản xuất được hầu hết các loại vaccine phòng các bệnh quan trọng như vaccine phòng cúm gia cầm, bệnh tai xanh, lở mồm long móng, bệnh dại và nhiều sản phẩm phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm; Chủ động trong hợp tác và hội nhập sâu rộng với thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, tạo thuận lợi cho đàm phán thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các nước.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất các loại vaccine thế hệ mới, các sản phẩm để chẩn đoán, xét nghiệm, phòng chống các bệnh nguy hiểm, ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Thú y, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các phần mềm trực tuyến trong công tác kiểm dịch, quản lý thuốc thú y, chẩn đoán bằng hình ảnh, giám sát dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, giám sát tồn dư kháng sinh…

Ðến nay, nhờ có những nghiên cứu thành công của ngành Thú y đã đưa tổng số sản phẩm thuốc thú y đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 12.501 sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước và nhập khẩu. Thuốc thú y thủy sản là 1.592 sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng trên 80% nhu cầu thuốc thú y phòng, chống dịch bệnh trong nước.Hiện đã có trên 1.145 loại thuốc thú y của Việt Nam được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm trên 22 triệu USD. Ðiều này khẳng định được uy tín cũng như chất lượng của thuốc thú y sản xuất trong nước.

 

Thành tựu nổi bật

Trong nhiều năm qua, ngành Thú y đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học nhằm sản xuất các loại vaccine thế hệ mới. Trong đó, nhiều đề tài nghiên cứu nổi bật phải kể đến như: Chế tạo thành công giống gốc để sản xuất vaccine phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho gia súc và chế tạo vaccine vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh LMLM type O cho gia súc. Ðây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vaccine phòng bệnh LMLM type O, giúp phòng bệnh cho khoảng 20.000 gia súc mỗi năm, giảm hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu vaccine hằng năm.Sản xuất vaccine phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì đã tạo ra 209.340 liều vaccine nhược độc, với quy trình sản xuất vaccine ổn định. Từng bước nghiên cứu Dịch tễ học theo chiều sâu một số bệnh chủ yếu như: Dịch tả heo cổ điển, Dịch tả heo châu Phi, Cúm gia cầm, PRRS, LMLM…, tạo cơ sở khoa học chắc chắn, xây dựng biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Khống chế tốt một số bệnh: Dịch tả heo cổ điển, Newcastle, Gumboro, Marek, Ðậu… đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi.

Ngoài những thành công trong nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật trên cạn, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã từng bước làm chủ các khâu trong chuỗi sản xuất thủy sản từ khâu nuôi trồng, thức ăn, mô hình nuôi và chế biến. 

Sản phẩm được quan tâm nhiều