Dịch tiêu chảy cấp ở heo (Acute Diarhoea Epidemic) do virut, có thể là: (i). Bệnh tiêu chảy (PED – Porcine Epidemic Diarrhoea); (ii). Viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm (TGE – Transmisible Gastroenteritis in Swine) hay (iii). Bệnh do Rotavirut… chủ yếu do virut gây tiêu chảy ở heo con sơ sinh theo mẹ.
Hai bệnh PED và TGE rất giống nhau, đều do Coronavirus gây ra, lây lan nhanh thành dịch, điển hình ở heo con dưới 10 ngày tuổi với tiêu chảy cấp nặng, tỷ lệ nhiễm và chết cao. Nhưng khác nhau ở căn nguyên gây bệnh và không có miễn dịch chéo.
Khác với tiêu chảy do vi khuẩn (E.coli, Clostridium, Salmonella, Coccidia) thường nổ ra lẻ tẻ (ko cả đàn), bệnh tiến triển chậm, có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh… Nhưng, tiêu chảy do virut (PED, TGE hay Rotavirut) thường nổ ra thành dịch, xuất hiện nhanh (2-3 ngày), cả ổ heo con bị, kéo dài 1-2 tuần, không chữa được bằng kháng sinh, tỷ lệ bệnh và chết cao (có khi 50-100%) ở heo con sơ sinh dưới 10 ngày tuổi, với những triệu chứng điển hình: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội (toàn nước), nước-phân vàng nhạt, mùi hôi kèm các cục sữa không tiêu. Heo con chết do mất nước, rối loạn chất điện giải, thiếu năng lượng, mất nhiệt.
PED do Coronavirus, một RNA virut có vỏ bọc, họ Coronaviridae. Virut bất hoạt ở nhiệt cao (>60oC), ánh sáng mặt trời, các chất sát khuẩn, như: Iodine, Chlorine, Formalin (1%), H3PO4 (1%), NaOH (2%).., nhưng tồn tại lâu trong đông lạnh.
Virut tồn tại trong thức ăn khô nhiễm bẩn đến 7 ngày, trong thức ăn lỏng 28 ngày và bền vững với pH 6,5-7,5.
Phân, nước tiểu, máu và các dịch tiết của heo bệnh chứa nhiều virut gây ô nhiễm môi trường. Bệnh lây qua đường tiêu hoá từ nguồn thức ăn, nước uống, môi trường ô nhiễm. Người, chuột, bọ, chim, chó, mèo, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể phân tán, lây truyền bệnh.
Heo lớn mắc bệnh ở thể ẩn, ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng là vật mang trùng, nguồn lây lan virut, dịch bệnh. Heo bệnh thải một số lượng virut lớn qua phân. Khỏi bệnh vẫn bài thải virut đến 2-3 tuần sau.
Virut qua đường miệng vào ruột non, xâm nhập và tăng sinh trong lông nhung (villi) và phá huỷ niêm mạc thượng bì ruột non. Từ đó gây mất cân bằng điện giải, tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, rối loạn các men tiêu hoá (pepsin) nên không thể tiêu hóa sữa. Heo chết do mất nước và không hấp thu thức ăn, mất năng lượng và nhiệt.
Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh tất cả heo trong đàn (~100%,). Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày. Triệu chứng nặng nhẹ tùy ở lứa tuổi heo. Nặng nhất là heo con dưới 10 ngày tuổi tỷ lệ chết tới 100%; heo trên 2 tuần tuổi – 10%; heo vỗ béo và heo to chỉ <5% và thường qua khỏi sau 5-7 ngày, nhưng vẫn bài thải virut đến 3-4 tuần.
Heo con:Nôn nửa liên tục, ỉa chảy dữ dội toàn nước mùi hôi thối, kèm những cục sữa chưa tiêu.. Con bệnh mất nước nghiêm trọng, suy sụp nhanh và chết. Heo bệnh chết nhanh trong 1-2 ngày sau nhiễm, ủ bệnh. Tỷ lệ chết đến 100% ở heo dưới 1 tuần tuổi.
Heo choai: Bệnh xâm nhập và lây lan nhanh khắp đàn. Nôn mửa, ỉa chảy dữ dội. Heo tự khỏi sau 3-5 tuần. Tỷ lệ chết thấp (<5%).
Heo nái: Tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn. Nằm bẹp, không tiết sữa. Tự khỏi sau 7 ngày.
Phần lớn, heo lớn không bị phụ nhiễm thì tự khỏi bệnh sau 7-10 ngày.
Xác chết khô đét do mất nước nghiêm trọng. Bệnh lý tập trung ở đường dạ dày ruột: dạ dầy chứa những cục sữa không tiêu, niêm mạc dạ dày sung huyết, nhiều màng nhầy; ruột non chứa dịch bọt, nước nhầy, thành ruột mỏng, trong, nhiều chỗ thoái hoá, teo; lông nhung ruột tổn thương nặng.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tính dịch tễ. Để chính xác thì phân lập virut bằng RT-PCR, ELISA, Immunohistochemistry (IHC).
Mẫu bệnh phẩm từ phân hay một khúc ruột non heo bệnh. Bệnh phẩm tươi, đóng gói cẩn thận và bảo quản ở 4oC.
Cần phân biệt với bệnh TGE, bệnh do Rotavirut, dịch tả heo cổ điển (CSF), dịch tả heo châu Phi (ASF); ỉa chảy do E. coli (colibacillosis), thương hàn (salmonellosis); cầu trùng do Isospora suis; bệnh viêm ruột hoại thư do Clostridium perfringens; nhiễm độc một số chất Arsen,…
– Kiếm soát người và phương tiện ra vào trại, làm vệ sinh lối đi, rắc vôi khử trùng thường xuyên, tuân thủ các quy định an toàn sinh học.
– Định kỳ vệ sinh các bụi rậm xung quanh trang trại, khơi thông cống rãnh, sát trùng và diệt côn trùng, loại gặm nhấm, tuân thủ nguyên tắc khô-sạch-ấm cho trang trại.
– Heo con cần được tiêm đầy đủ sắt theo đúng quy trình.
– Phòng bệnh bằng vaccine PED vào trước sinh tuần 2 và tuần 5.
– Đinhk kỳ khử trùng, tẩy uế bên ngoàn chuồng nuôi bằng DUFA.DECID 2 lần/tuần và bên trong chuồng nuôi bằng VIA.IDOGOL, DUFA.BENCOVET 1 lần/tuần.
– Bệnh do virus gây nên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Dùng một trong các kháng sinh dưới đây để điều trị bệnh kế phát
DUFAMOX 50 1g/60kgTT/ngày, trộn thức ăn liên tục 5 ngày.
AZORO LA 1ml/25kgTT/48h
AZTOSAL 1ml/10kgTT, liên tục 3-5 ngày.
ATROPIN MAX 1ml/8-10kgTT, tiêm liên tục 3 ngày.
– Bổ sung thuốc bổ trợ, nâng cao sức đề kháng: Beta Glucan C, Liquid health KTMD, Gluco KCE Captox… (Liều theo chỉ định nhà sản xuất).