Những thách thức 2021 với chăn nuôI gia cầm

Covid-19 đến thời điểm này vẫn là “cơn bão kinh hoàng” và có sức ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành gia cầm trong lịch sử suốt 20 năm qua. Ðại dịch này đã tạo ra một sự thay đổi lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường gia cầm.

Giá thức ăn biến động

Hơn 2 thập kỷ qua, ngành gia cầm trải qua không ít khó khăn. Ðầu tiên là dịch cúm gia cầm (AI) lan rộng khắp châu Âu và châu Á vào đầu thập niên 2000. Sau đó, tới năm 2008, cuộc khủng hoảng nhiên liệu sinh học đã đẩy giá lương thực toàn cầu tăng 75% và vượt xa mức dự báo. Một đại dịch cúm khác đã tàn phá ngành gia cầm Mỹ vào năm 2014-15. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường hơn 20 năm qua, Covid-19 vẫn là thách thức lớn nhất đối với ngành gia cầm.

Ðại dịch này đang ảnh hưởng đến ngành gia cầm trong nửa đầu năm nay, khiến giá thức ăn biến động và tăng cao hơn, các thị trường cạnh tranh nhau gay gắt hơn, đặc biệt khi Việt Nam và Trung Quốc phục hồi dần sau dịch tả heo châu Phi (ASF), cộng với đại dịch cúm vẫn bùng phát ở bắc bán cầu. Covid-19 sẽ tiếp tục làm gián đoạn thị trường trong năm nay, mặc dù vaccine Covid-19 xuất hiện nhen nhóm vài tia hi vọng phục hồi cho thị trường dịch vụ thực phẩm. Một số khu vực trên thế giới vẫn quá phụ thuộc vào ngành dịch vụ ẩm thực nhiều hơn các ngành khác. Tại châu Âu, ngành này chiếm tới 25% kinh doanh thực phẩm, tại Mỹ là 45% và 60% tại Trung Quốc.

Trong khi đó, dù nhu cầu thực phẩm bán lẻ duy trì ở mức cao nhưng khối lượng giao dịch vẫn chịu áp lực sụt giảm do các hãng kinh doanh thế giới vẫn có xu hướng bán hàng hóa cho kênh dịch vụ ẩm thực nhiều hơn kênh bán lẻ. Mặc dù các chính phủ sẽ kìm hãm đại dịch tốt hơn vào nửa cuối năm nay, giá thức ăn chăn nuôi chưa chắc bình ổn hoặc giảm thấp hơn. Giá ngũ cốc và hạt dầu trên thị trường thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao từ khi giá đậu tương, ngô và lúa mỳ trong quý IV/2020 lần lượt tăng 26%, 22% và 15% so cùng kỳ 2019.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng do nguồn cung bị thắt chặt và cầu tăng mạnh tại Trung Quốc. Ngành heo của nước này đang dần phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự báo; trong khi ngành gia cầm vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng 12%. Việt Nam cũng đang đầu tư vào ngành gia cầm và heo, làm tăng nhu cầu sử dụng ngô và đậu tương. Thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng ở những vùng sản xuất trọng điểm ở Nam Mỹ và Ðông Âu. Ngũ cốc dự trữ đang giảm và giá sẽ duy trì ở mức cao suốt năm nay. Riêng giá ngô có thể tăng cao hơn, tùy tình hình thời tiết trong khi giá đậu tương sẽ ổn định hơn, theo Nan Dirk Mulder, chuyên gia tại Rabobank.

 

Xu hướng tiêu dùng hàng nội địa

Suốt đại dịch ASF, các nước xuất khẩu gia cầm toàn cầu như Brazil, Nga, Thái Lan và Mỹ đều nhận định Trung Quốc và Philippines là những điểm đến an toàn cho sản phẩm của họ. Ðặc biệt là khi châu Âu, Nam Phi, Nhật Bản, Ả Rập Saudi đang giảm dần nhập khẩu thịt gia cầm. Nhưng ngày nay, xu hướng tiêu dùng hàng nội địa tăng cao, tương lai của các nhà xuất khẩu gia cầm sẽ ảm đạm hơn nếu không tìm được thị trường thay thế. Tại châu Phi, Nam Phi và Nigeria đang nỗ lực giảm nhập khẩu trong khi thị trường Ghana và Congo chỉ muốn mua hàng giảm giá.

Trước đây, Trung Âu và một số nước vùng Vịnh như Qatar, Bahrain và UAE là những thị trường tiêu thụ gia cầm tiềm năng. Nhưng hiện nay, những quốc gia này cũng đang tăng cường “tự chủ nguồn cung”. Các hãng gia cầm Nga đã phải rất chật vật để giữ thị phần tại vùng vịnh và tại Ðông Nam Á. Các hãng gia cầm toàn cầu kỳ vọng thị trường có thể rộng cửa hơn vào nửa cuối năm 2021 nhờ kiểm soát Covid-19 và cúm gia cầm tốt hơn, từ đó kéo theo sự phục hồi dần của thị trường dịch vụ ẩm thực.

Cúm gia cầm lây lan từ tháng 10 năm ngoái tại Nga và trung Á tới tây và đông Âu và đông bắc châu Á. Hầu hết các hãng sản xuất chính tại đông, bắc và tây Âu đều bị ảnh hưởng. Ðiều này có thểtạo hiệu ứng dây chuyền lên ngành sản xuất giống, trứng ấp và gà con 1 ngày tuổi tại Anh, Ba Lan, Hà Lan, Pháp, và Ðức. Một vài chuỗi cung ứng tại trung Á, Trung Ðông và châu Phi có thể bị gián đoạn bởi dịch cúm gia cầm tại châu Âu vào mùa đông năm nay.

 

Vượt thách thức

Ðể vượt qua cơn bão Covid-19, Nan Dirk tin rằng tăng trưởngnguồn cung có quy tắc và kiểm soát giá là những yếu tố quan trọng nhất. Ðiều này tùy thuộc vào kinh tế thị trường nhiều hơn là định hướng của chính phủ hoặc vai trò của các tổ chức như Hiệp hội trong ngành. Indonesia, Ấn Ðộ, Pakistan và Mexico từng trải qua khủng hoảng nguồn cung gia cầm trong nửa đầu năm ngoái nhưng cũng đã nhanh chóng cứu vãn tình thế bằng chiến lược điều chỉnh sản xuất và tái cân bằng nguồn cung.

Mỹ và Brazil cũng đã giảm sản xuất để tái cân bằng thị trường. Nhưng vẫn còn  nhiều quốc gia vẫn đang chật vật với khủng hoảng nguồn cung như châu Âu, Nam Phi, Thái Lan và Trung Quốc. Nguyên nhân do cơ cấu ngành gia cầm thiếu vững chắc hoặc để ngành tăng trưởng mất kiểm soát. Do đó, tập trung vào hiệu quả về chi phí và cung ứng cũng là chìa khóa quan trọng để vượt qua Covid-19.

Nan Dirk tin rằng sự thay đổi sẽ thúc đẩy ngành gia cầm bước qua thời kỳ hậu Covid-19 theo nhiều cách thức khác nhau. Những sự thay đổi này bao gồm tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu về tiêu thụ trứng, xu hướng hợp tác, quốc tế hóa gia tăng. Sản xuất gia cầm suốt nửa còn lại của thập kỷ sẽ tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển như Ấn Ðộ, Pakistan, Myanmar và Bangladesh với tốc độ hơn 5%/năm trong khi nhiều nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản, Nga, Ukraine chỉ tăng trưởng 0 – 1%.

Sản phẩm được quan tâm nhiều