Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi vào cuối năm

Chăm sóc hay tái đàn vật nuôi vào cuối năm là bài toán khó cho từ người chăn nuôi vừa và nhỏ đến những trang trại lớn. Thời tiết giao mùa dễ làm cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tăng trọng vật nuôi.

Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi vào cuối năm
Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi vào cuối năm

Chuẩn bị chuồng trại

Các trang trại sau khi đã bán hết vật nuôi cần xử lý toàn bộ phần, rác thải, vệ sinh chuồng nuôi, để khô, phun thuốc khử trùng, quét nước vôi lên tường, nền và lối đi. Đồng thời, các trang trại cần sửa chữa, gia cố lại rèm che, đặc biệt các chuồng nuôi hư hỏng do bão.

Sau vệ sinh, chuồng trại cần được trống ít nhất 15 ngày. Thời gian này nên phun thuốc sát trùng từ 2-3 lần, vệ sinh toàn bộ dụng cụ chăn nuôi và ngâm dung dịch sát trùng.

Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và khu vực chuồng nuôi hạn chế ruồi muỗi cùng các vật dụng trung gian có thể truyền bệnh, vệ sinh bãi thải, chú ý những khu vực trũng thấp, thường ngập nước. Bà con tập trung thu dọn phân, rắc vôi, phun thuốc khử trùng để diệt các mầm bệnh trong khu chăn nuôi.

Con giống

Để đảm bảo chất lượng con giống cần nhập những nơi uy tín, có giấy chứng nhận cơ sở giống chất lượng. Vận chuyển con giống về trang trại có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.

Để đảm bảo chất lượng con giống cần nhập những nơi uy tín, có giấy chứng nhận

Sau khi nhập con giống cần được thả khu vực cách ly theo dõi 21 ngày. Con giống không có các triệu chứng nhiễm bệnh mới cho nhập đàn. Bà con cần lưu ý không mua con giống còi cọc, lông xù. Đối với gà, nếu chọn giống đẻ trứng thương phẩm bà con nên chọn loại có trọng lượng không quá thấp, quá mập, đảm bảo 20 tuần tuổi đạt từ 1,6 – 1,7kg.

Với heo, trang trại không nhập những con có da sần sùi, lông dày. Thường những con có đặt tính như trên sẽ rất chậm lớn. Nếu là lợn giống, bà con không chọn những con còi cọc, khuyết tật như khèo chân, úng rốn, có tật ở miệng và mũi.

Chăm sóc

Giai đoạn này, các trang trại nên tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Mỗi bữa ăn của vật nuôi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá, phù hợp với giai đoạn phát triển của đàn vật nuôi. Với lợn con nên cho tập ăn; gà con ở giai đoạn úm nên dùng những thức ăn hỗn hợp để hoàn chỉnh đảm bảo dinh dưỡng. Bữa ăn nên có đủ chất điện giải, vitamin, glucose, b.complex và nước uống cho gà và heo để nâng cao sức đề kháng.

Các trang trại nên tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Trang trại không dùng lại thức ăn ôi, mốc có mùi hôi tồn từ trước cho vật nuôi. Nguồn nước uống cho gia súc, gia cầm cần đảm bảo vệ sinh, không dùng nước từ sông, ngòi.

Phòng bệnh

Công tác phòng bệnh rất quan trọng trong chăn nuôi. Đây chính là khâu quyết định hiệu quả của người nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng. Trang trại cần tuân thủ việc tiêm phòng vắc xin và dự phòng thuốc chữa bệnh cho đàn vật nuôi, theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó, thông tin, kết nối với cơ quan chức năng tại địa phương để nhận sự tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết.

Sản phẩm được quan tâm nhiều