MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG CHĂN NUÔI GÀ

1. CHUỒNG NUÔI GÀ

– Chuồng trại được xây trên khu đất cao ráo, bằng phẳng, tránh ngập nước

– Có đường đủ lớn thuận tiện cho việc di chuyển

– Xa khu dân cư đông đúc, chợ, những nơi tập trung người

– Đủ nước sử dụng, khí hậu ôn hoà…

– Trước khi nhập gà và sau khi xuất gà phải vệ sinh tiêu độc kỹ lưỡng bằng các loại thuốc khử trùng nhằm giảm thiểu số lượng mầm bệnh. Khi phun thuốc khử trùng nên dọn dẹp sạch sẽ phân gà, chất độn sau đó mới phun. Phun trong chuồng (nền, sàn, tường bạt, nóc và các dụng cụ có trong chuồng nuôi), phun ngoài chuồng có thể dùng vôi bột rắc xung quanh chuồng. Lối ra vào có hố khử trùng và có dụng cụ chuyên dùng đi trong chuồng gà. Các vật dụng, máng ăn, máng uống…sau khi bán gà nên ngâm trong nước có pha thuốc khử trùng sau đó phơi khô.

– Hạn chế người lạ, khách ra vào khu vực chăn nuôi.

Đối với chuồng gà thịt cần chú ý:

– Chiều dài của chuồng nên nằm dọc theo hướng đông-tây.

– Chiều rộng của chuồng nên làm dưới 10m.

– Khoảng cách giữa các chuồng tối thiểu 20m.

– Chuồng trại phải thoáng mát, không khí lưu thông dễ dàng.

– Mái chuồng có thể dùng cỏ gianh, ngói, tôn. Nếu lợp mái tôn, ngói thì phải có chống nóng.

– Nền chuồng nên làm bằng bê tông hoặc tấm đan, nền chuồng phải cao hơn mặt vườn khoảng 50-60cm nhằm hạn chế côn trùng, ngập nước đồng thời giúp cho việc vệ sinh tiêu độc được dễ hơn.

– Trong quá trình xây dựng nên thiết kế sao cho việc lắp đặt các vật dụng, thiết bị chăn nuôi gọn gàng, gà dễ sử dụng.

2. CÁC VẬT DỤNG, THIẾT BỊ DÙNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ

*Chất độn hay vật liệu lót nền

Vật liệu lót nền thường dùng là: trấu, mùn cưa, phoi bào, tuy nhiên vật liệu thường dùng là trấu vì rẻ tiền và dễ mua. Chất độn phải sạch sẽ, không ẩm mốc và phun hoặc xông thuốc khử trùng trước khi đưa vào chuồng gà.

Chất độn trên nền chuồng phải có độ dày khoảng 8-10cm (mùa hè và mùa đông), nếu không dày gà sẽ bị lạnh chân, mất nhiệt.

Chất độn phải thay khi bị nhiễm bẩn bởi phân gà hoặc khi gà mắc bệnh cầu trùng.

*Máng ăn, máng uống:

Có nhiều loại máng: máng dài, máng tự động, bình galon, khay, máng chén… tuỳ theo quy mô, điều kiện mà có thể dùng các loại máng thích hợp. Khi đặt máng nên căn cứ vào độ tuổi gà mà đặt sao cho gà ăn uống được tiện lợi nhất.

*Điện nước

Các trại gà có quy mô lớn, nuôi chuồng kín cần có máy phát điện phòng khi mất điện. Các bóng điện trong chuồng có thể dùng bóng tròn, khoảng cách giữa các bóng cũng như giữa bóng với gà phải hợp lý. Nước dùng cho gà uống nên dùng nước giếng khoan và lọc kỹ, có thể dùng thuốc khử trùng xử lý trước khi cho gà uống.

*Hố phân

Có hố chứa phân gà đặt ở cuối dãy chuồng và cuối hướng gió, có nắp đậy cẩn thận tránh ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

*Các thiết bị khác

Bạt, cân, nhiệt kế, ủng chuyên dụng, kéo, bình phun thuốc sát trùng… nên chuẩn bị chu đáo.

3. CON GIỐNG

*Một số chú ý đối với gà con:

– Gà con phải được chọn từ các cơ sở chăn nuôi có uy tín.

– Giống gà dễ nuôi, hợp với điều kiện địa phương, mau lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp.

– Gà con khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, hiếu động, mắt sáng.

– Gà có tỷ lệ đồng đều cao, màu lông đều.

– Gà không hở rốn, dị tật

– Chân vàng và không bị khô

– Phân không dính hậu môn

*Một số chú ý khi úm gà:

– Gà từ 1-3 tuần là giai đoạn úm gà, đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với một lứa gà, vì úm tốt thì đàn gà sau 21 ngày sẽ khỏe mạnh và quá trình nuôi sẽ gặp ít rủi ro hơn.

Khi gà con bị vận chuyển trên 1 chặng đường dài từ mấy ấp tới chuồng nuôi, gà bị stress, mất nước, mệt mỏi, khô chân, xơ xác…dẫn đến gà ăn uống kém, ăn không tiêu, tiêu chảy, khô chân, khô mỏ, lòng đỏ chậm tiêu…Để khắc phục hiện tượng này cần thực hiện các biện pháp sau:

– Chuẩn bị phòng úm, quây úm.

Phòng úm phải kín gió, khô sạch, quây úm làm bằng cót ép cao 50cm, dài 4-5m dùng để quây gà con. Máng ăn đặt sát với cót quây, máng uống đặt vòng trong, điện giải được thắp sáng hay sưởi ấm trước khi cho gà vào 4-5 giờ.

– Thả gà vào ngay quây úm khi gà được mang về nên bắt gà nhẹ tay và thả nhẹ nhàng vào quây, các con gà yếu và hở rốn phải úm riêng.

– Khi gà thả xong phải cho uống nước. Nước không quá lạnh hay nóng quá. Có những con không uống nước nên bắt và nhúng mỏ vào nước cho gà uống, không nên cho nước đầy máng gà sẽ bị ướt lông.

– Vì gà mệt mỏi nên cho gà uống ULYTE VIT C liều 2-3g/lít nước và GLUCO KC liều 10g/lít nước uống trong 6-8 giờ đầu, gà sẽ nhanh hồi phục, ổn định sức khoẻ.

– Sau 6-8 giờ gà uống đủ nước thì bắt đầu cho ăn, cho ăn ít một, hết lại cho ăn, cho ăn nhiều bữa trong ngày 6-8 bữa tuần đầu, sau đó giảm dần 3-4 bữa/ngày vào các tuần sau.

– Để cho gà khoẻ mạnh, phòng được bệnh do E.coli, phân xanh, phân trắng, lòng đỏ chậm tiêu nên dùng thuốc úm theo quy trình:

DUFA.MOXCOL 55 wsp 1kg/15-20 tấn/TT/ngày

DUFAENRO  1lít/15-20 tấnTT/ngày

Pha chung 2 loại thuốc trên cho gà, vịt con uống trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần buổi sáng, thời gian còn lại cho uống ULYTE VIT CB-complex K3+C hoặc BIOSUBTYL– men vi sinh -kích thích tiêu hoá.

– Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, nếu thấy gà nằm tập trung dưới bóng điện là nhiệt độ chưa đủ, gà nằm dạt ra mé quây là nhiệt độ quá cao. Để đảm bảo nhiệt độ cho gà con có thể dùng các thiết bị như: điện, ga, bếp than, bóng hồng ngoại để sưởi ấm. Đặc biệt về đêm phải kiểm tra thường xuyên về nhiệt độ vì đêm mùa đông nhiệt độ xuống thấp và khi mất điện.

*Nhiệt độ và mật độ thích hợp cho gà ở từng lứa tuổi

Ngày tuổi

Nhiệt độ thích hợp trong quây

Mật độ thích hợp (con/m2)

1-3

32

70-90

4-6

31

50-60

7-10

29

20-30

11-14

28

15-20

15-bán

27

8-10

– Khi úm gà thường nằm chụm vào một chỗ nên xua nhẹ gà để tránh nằm đè lên nhau.

– Không nên đổ nhiều nước vào máng làm gà ướt và nền chuồng ướt.

– Khi gà được 3-4 ngày tuổi phải nới rộng vòng quây úm để tăng diện tích cho gà hoạt động, sau đó cứ 2-3 ngày nới rộng ra 1 lần.

– Khi thay đổi máng ăn máng uống, thức ăn phải tiến hành từ từ để gà làm quen.

*Lịch làm vacxin cho gà thịt:

Ngày tuổi

Vaccin

Lần chủng

Cách chủng

1

Marek

Chỉ 1 lần

Cách chủng

7

Lasota + IB (MA5)

Lần 1

Tiêm bắp

7

Đậu

Lần 1

Chọc màng cánh

14

Gumboro (Gum B)

Lần 1

Nhỏ miệng, mắt

21

Lasota + IB (MA5)

Lần 2

Nhỏ mắt

27

Gumboro (Gum A)

Lần 2

Nhỏ miệng, mắt

27

Đậu

Lần 2

Chọc màng cánh

60

Niu cát xơn

Lần 1

Tiêm dưới da

90

Niu cát xơn

Lần 2

Tiêm dưới da

 

Đối với gà ta nuôi thịt nên tiêm vaccin marek vào lúc 01 ngày tuổi, còn đối với gà thịt nuôi công nghiệp trong vòng 45-50 ngày xuất bán thì không cần.

*Nuôi gà thịt từ 4 tuần đến xuất bán

– Đảm bảo mật độ 8-10 con/m2

– Đảm bảo độ thông thoáng và chống nóng vào mùa hè và che kín gió, ấm áp về mùa đông.

– Vào mùa hè không nên cho gà ăn vào lúc trời nắng nóng. Những ngày mát trời có thể cho ăn cả ngày.

– Kiểm tra độ ô nhiễm của chất độn cũng như độ bụi trong không khí để hạn chế các bệnh liên quan xảy ra như cầu trùng, hen, E.coli…

– Khi cho ăn nên cho đổ cám nhanh, tránh trường hợp máng có nhiều gà, máng thì quá ít gà dẫn đến không đồng đều.

– Khi thấy gà chết phải nhặt nhanh ra ngoài để tránh lây bệnh sang gà khoẻ và có khu vực mổ khám riêng.

– Cần có 1 khu nuôi gà yếu, ốm ở cuối dãy chuồng để có kế hoạch điều trị riêng.

– Kiểm tra thức ăn trước khi đưa vào máng, không dùng thức ăn kém chất lượng, mốc, vón cục…cho gà ăn, đồng thời vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày trước khi cho gà ăn.

4. THỨC ĂN CHO GÀ

Thức ăn cho gà chiếm 70% giá thành, khi chăn nuôi gà phải lựa chọn thức ăn của các công ty uy tín, chất lượng tốt. Thức ăn phải phù hợp từng giống, dòng gà, từng lứa tuổi hay từng giai đoạn. Thành phần các chất dinh dưỡng phải cân đối tuy nhiên để cho gà phát triển tốt và có sức đề kháng cao nên bổ sung thêm một số vitamin, men tiêu hoá sống như: ADE B-complex +C, Viamarsol-1000, BIOSUBTYL

*Phương pháp cho gà ăn

– Giai đoạn 1-3 tuần tuổi (úm gà) cho gà ăn loại thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cho ăn ít một hay cho ăn nhiều bữa trong ngày sau đó giảm dần theo tuần tuổi.

– Thức ăn luôn mới, đầy đủ để kích thích cho gà ăn được nhiều, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn, đây là giai đoạn đầu đời của gà nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng kịp thời gà sẽ bị còi cọc, chậm lớn, dễ mắc bệnh.

– Khi thời tiết nóng nên cho gà ăn lúc sáng sớm và chiều mát để gà không bị chết nóng, đồng thời dừng quạt, dàn mát hoặc phun nước mái để chống nóng.

– Giai đoạn 4 tuần đến xuất bán cho gà ăn loại thức ăn phù hợp với giai đoạn này.

*Nước uống cho gà

– Trong cơ thể gà, nước chiếm 65-70%, thiếu nước gà sẽ bị rối loạn trao đổi chất, thiếu nhiều gà sẽ bị chết do vậy cần chú ý một số điều sau:

+ Nước uống được lấy từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm khuẩn quá vi phạm cho phép, nước không nóng quá hay lạnh quá.

– Bình nước hay máng nước được rửa sạch sẽ trước khi lấy nước cho gà uống và đặt ở độ cao thích hợp cho gà dễ uống tuỳ thuộc vào độ tuổi của gà.

– Phải đủ số máng cho gà uống, tuỳ vào độ tuổi của gà mà có loại máng tương ứng.

– Khi gà bệnh, đặc biệt là những bệnh gây sốt cao, tiêu chảy nặng, tuyệt đối không được để cho gà khát nước, nếu khát gà sẽ chết rất nhiều.

5. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI CHỦNG VACCINE CHO GÀ

*Vaccin

– Vaccin phải còn mới, nguyên vẹn, bảo quản trong tủ lạnh (2-8 độ C), mua của các hãng tin cậy, nổi tiếng.

– Khi mua vacxin về cần được bảo quản trong túi nilon màu đen có đá hay phích đá.

– Khi chủng vacxin tuyệt đối không có sự xuất hiện của thuốc sát trùng.

– Không để lọ vacxin đã pha ở nơi có ánh sáng mạnh hay gần bóng đèn.

– Các dụng cụ để pha vaccin phải sạch sẽ.

– Pha loãng vacxin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hay theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

– Có thể dùng vaccin đơn (có một loại vaccin trong 1 lọ, ví dụ Lasota) hoặc vaccin kép (2-3 loại vaccin trong 1 lọ, ví dụ IB – ND).

*Tình trạng gà tại thời điểm làm vacxin

– Gà hoàn toàn khỏe mạnh hoặc ít nhất 95% gà khoẻ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt.

Khi gà bệnh (hen – CRD, E.coli, cầu trùng hay bệnh khác) không nên dùng vaccin vì chủng gà sẽ yếu đi và không có miễn dịch tốt.

– Khi tiêm chủng vacxin nên cho gà uống thêm thuốc bổ để giảm stress, kích thích miễn dịch: ULYTE VIT C, GLUCO KC, AZ.KTMD, VITAMIN, pha nước cho uống 2-3 ngày.

*Phương pháp chủng vacxin

Tuỳ theo loại vacxin mà có phương pháp chủng khác nhau: nhỏ miệng, nhỏ mắt, mũi, cho uống, tiêm dưới da, tiêm bắp.

– Phương pháp cho uống:

+ Cho gà ăn và nhịn khát 1-2 giờ trước khi cho gà uống vacxin.

+ Chuẩn bị đủ lượng vacxin cho số lượng gà đang có.

+ Chuẩn bị nước sạch để pha vacxin (nước vô trùng và không có thuốc sát trùng)

+ Chuẩn bị lượng nước vừa đủ uống trong 1-2 giờ.

+ Dụng cụ (máng uống, dụng cụ pha phải sạch sẽ, không chứa thuốc sát trùng) có thể tăng lượng máng cho gà uống.

+ Nếu dùng sữa bột để pha nên dùng sữa không có chất béo và hoà tan với nước đã chuẩn bị sẵn theo tỷ lệ 3g/lít nước.

+ Hoà tan vacxin vào nước sạch rồi đổ vào nước sữa, phân phối đều các máng thật nhanh cho gà uống.

+ Đuổi gà đứng dậy uống nước thật nhanh, khi đã uống hết thì đổ nước thường vào cho uống.

– Phương pháp nhỏ mắt, mũi:

+ Vacxin pha với nước cất, nước sinh lý 0,9% hoặc nước chuyên dụng (kèm theo).

Vacxin đã pha nên dùng trong 1 giờ, nếu dư thừa nên đốt bỏ.

+ Nước pha vacxin phải có nhiệt độ thường, không nóng hay lạnh quá, khi pha nên lắc nhẹ tay.

+ Bắt gà nằm nghiêng nhỏ mỗi con một giọt vào mũi hoặc mắt sau đó để cho gà hít giọt vacxin vào hay giọt vacxin giàn đều mắt gà thả ra, mọi thao tác phải có độ chính xác cao.

– Phương pháp tiêm

Tiêm vacxin cho gà có nhiều vị trí tiêm: tiêm dưới da sau cổ gáy, tiêm dưới da màng cánh, tiêm bắp lườn…tuỳ theo loại vacxin mà có đường tiêm khác nhau.

– Chủng màng cánh

Áp dụng đối với vacxin đậu, dùng kim chủng chuyên dụng nhúng vào lọ vacxin đã pha chọc xiên qua màng cánh 1-2 lần.

6. PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ

Việc phòng bệnh cho gà là cần thiết để bệnh không có cơ hội xảy ra, nhiều người còn chủ quan trọng việc này và cho rằng nó gây tốn kém, có bệnh thì chữa, đó là suy nghĩ quá sai lầm. Nuôi gà không phải phải nuôi 01 con mà nuôi hàng trăm nghìn con/lứa do đó phải chú trọng khâu phòng bệnh.

Để phòng bệnh cho gà chúng ta nên quan tâm các vấn đề sau:

– Vệ sinh phòng bệnh

– Vacxin phòng bệnh

– Kháng sinh phòng bệnh

– Thuốc bổ phòng bệnh

*Thuốc bổ phòng bệnh

– Các loại vitamin rất cần cho gà, mặc dù gà cần với lượng rất ít nhưng ngày nào cũng cần.

– Sau nhiều năm nghiên cứu DUFAFARM đã bào chế ra nhiều loại thuốc bổ dùng cho gà cũng như các loại động vật khác nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên và phòng được các bệnh liên quan đến thiếu vitamin. Các thuốc đó được bà con tin dùng như: ADE B-complex + C, Viamasol-1000, ULYTE VIT – C, GLUCO KC, METASOL, AZ.KTMD, VITAMINO

* ADE B-complex + C là thuốc bổ hơn hẳn các loại thuốc thông thường cùng chủng loại, thuốc được bào chế dạng bột, giúp gà hấp thu nhanh hơn, tốt hơn sau khi uống. Thuốc không những kích thích tiêu hoá, nhanh lớn vàng da, vàng chân mà còn có khả năng chống nóng, stress, cầm máu…

* Viamarsol-1000 là thuốc được bào chế theo công thức của Hàn Quốc gồm Vitamin, Axit amin và khoáng chất, dùng cho gà khi úm, khi thay đổi thức ăn và trước khi xuất bán. Đối với gà, vịt đẻ thì thuốc có tác dụng duy trì tỷ lệ đẻ, đẻ nhiều, trứng to, màu đẹp…thì nên dùng 3 lần/tuần.

* ULYTE VIT C là thuốc gồm có vitamin và điện giải, giúp gà chống nóng, stress, tiêu chảy mất nước, dùng cho gà khi: mới đưa về, chủng vaccin, thời tiết nóng, tiêu chảy mất nước, Gumboro, hen, E.coli…

* GLUCO KC là thuốc gồm đường GLUCOSE và vitamin K, C cung cấp năng lượng cho gà khi gà bệnh ăn uống kém, cầm máu trong khi gà bị cầu trùng, Gumboro, và tăng sức đề kháng cho gà nhờ có vitamin C.

* METASOL là thuốc bổ gan, thận, chống báng nước, phòng sưng thận: dùng khi gà phải uống kháng sinh dài ngày và sưng gan, sưng thận, gan sưng to do nhiễm độc tốc nấm mốc có trong thức ăn, marek…

* Kháng sinh phòng bệnh

Khi dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà nên dùng các kháng sinh tổng hợp phổ rộng:

DUFAENRO, DUFA.MOXCOL 55 WSP, DUFA.DOXYCOL 55WSP, DUFA.FLORUM 55 WSP, DOXYCAR Nanomaxthì hiệu quả phòng bệnh sẽ tăng đồng thời tránh được sự nhờn thuốc, khi dùng kháng sinh nên dùng đúng nguyên tắc.

– Dùng kháng sinh ngay khi có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh, không nên để bệnh nặng quá mới dùng.

– Dùng kháng sinh phù hợp với bệnh cần trị hay phòng ví dụ: phòng bệnh hen gà nên dùng DUFA.DOXYCOL 55WSP, DUFA.FLORUM 55 WSP, DOXYCAR Nanomax.

– Không tự tiện pha phối nhiều loại kháng sinh với nhau nếu không hiểu rõ về thuốc hoặc không có hướng dẫn của bác sĩ thú y.

– Dùng đúng liều, đúng liệu trình, không nên lạm dụng thuốc, không thay thuốc khi chưa hết liệu trình.

– Trong hai ngày đầu có thể dùng liều tấn công gấp rưỡi hay gấp đôi liều điều trị, các ngày tiếp theo dùng theo liều điều trị.

– Sau khi thấy gà hết các triệu chứng bệnh không nên dừng thuốc mà cho gà uống thêm 1-2 ngày nữa để khỏi bệnh hoàn toàn.

– Để dùng kháng sinh có hiệu quả cao nên tính lượng thuốc đủ với số lượng gà/ngày, sau đó chia đôi thành 2 phần cho uống hai bữa (sáng-tối), tính lượng nước để pha thuốc vừa đủ cho gà uống trong 3-4 giờ. Không nên pha quá nhiều nước thì thời gian uống sẽ kéo dài và thuốc hết tác dụng.

– Giữa 2 bữa uống kháng sinh nên cho gà uống thêm thuốc bổ, giải độc, hạ sốt, kích thích miễn dịch như: ULYTE VIT-C, GLUCO KC, METASOL, SAPIRIN K3 +C, AZ.KTMD

– Khi dùng thuốc thấy gà có các biểu hiện của sự say thuốc hay phản ứng với thuốc, sốc…phải dừng ngay và xin ý kiến bác sĩ.

Công thức tính liều lượng kháng sinh trong điều trị bệnh cho gà

Trong thực tế, trên các nhãn thuốc theo liều lượng thường được tính theo nước, tuy nhiên cũng xảy ra một số hạn chế. Ví dụ, mùa hè và mùa đông gà có nhu cầu nước uống không giống nhau. Do vậy, chúng tôi đưa ra công thức như sau để người chăn nuôi dễ tính toán:

Liều tính theo nước uống

Liều tính theo kgTT

1g hay (1ml)/lít nước/ngày

1g hay (1ml)/2 lít nước/ngày

2g hay (2ml)/lít nước/ngày

1g hay (1ml)/5kgTT/ngày

1g hay (1ml)/10kgTTngày

2g hay (2ml)/2,5kgTT/ngày                           

Ví dụ: Nhãn thuốc ghi: 1ml/lít nước/ngày = 1ml/5kgTT/ngày = 100ml/500kgTT/ngày

 * Vệ sinh phòng bệnh

– Xây dựng vành đai bảo vệ trại

– Hạn chế người ra vào trại

– Không nên nuôi các loại gia cầm khác nhau, lứa tuổi khác nhau trong cùng 1 chuồng nuôi.

– Khi nuôi nên nuôi cùng một lứa tuổi, đảm bảo nguyên tắc cùng vào cùng ra.

– Phun thuốc khử trùng định kỳ trong và ngoài chuồng nuôi, có hố khử trùng ở cổng trại và cửa chuồng, có ủng chuyên dụng đi trong chuồng…

– Gà chết có khu mổ khám riêng và khu chôn xác riêng để tránh lan truyền bệnh.

*Vaccin phòng bệnh (như đã trình bày ở phần trên)

Sản phẩm được quan tâm nhiều