[Góc chuyên gia]: Bệnh ghẻ trên heo và cách dự phòng

Bệnh ghẻ trên heo thuộc nhóm bệnh ngoại ký sinh trùng, ảnh hưởng chủ yếu đến da. Ký sinh trùng phát triển trên da heo, gây tổn thương và biến chứng. Để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi heo, bà con cần hiểu rõ về căn bệnh này. Sau đây, bà con hãy cùng Dufafarm tìm hiểu về bệnh ghẻ và cách phòng tránh ngay trong bài viết này nhé!

Bệnh ghẻ trên heo và cách dự phòng
Bệnh ghẻ trên heo và cách dự phòng

Loại ghẻ phổ biến nhất ở heo là Sacroptes scarbiei, gây ngứa mạnh và có thể dẫn đến chấn thương da. Ghẻ Demodex, hay còn gọi là mò bao heog, khó trị hơn và ít gặp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết về biện pháp dự phòng hiệu quả để duy trì sức khỏe và chất lượng sản phẩm trong đàn heo.

Nguyên nhân bệnh ghẻ trên heo 

Bệnh ghẻ trên heo là do vi khuẩn ghẻ Sacroptes scabiei gây ra. Vi khuẩn này đào hang dưới lớp biểu bì của da heo và gây tổn thương. Con cái ghẻ trưởng thành có khả năng đẻ 3-4 trứng mỗi ngày. Sau khoảng 5 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng. Sau đó, ấu trùng trải qua các giai đoạn để trở thành ghẻ trưởng thành. Quá trình này từ trứng đến ghẻ trưởng thành kéo dài từ 7-14 ngày.

Ngoài ra, ghẻ Demodex, hay mò bao lông, cũng là một nguyên nhân gây bệnh trên heo. Tuy tỷ lệ nhiễm ghẻ này không cao, nhưng khi xảy ra, khả năng điều trị sẽ tăng lên đáng kể.

Triệu chứng nhận biết bệnh ghẻ trên heo

Để phát hiện ghẻ ở heo trong đàn chăn nuôi, quan trọng nhất là phải quan sát các triệu chứng lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác.

heo nếu nhiễm ghẻ, ghẻ sẽ bám vào cơ thể, đào hang và hút dịch từ tế bào non, gây viêm da và ngứa ngáy. Trên cơ thể xuất hiện mẩn đỏ nhỏ, đặc biệt là ở chân, móng gây nứt và chảy máu. Heo sẽ ngứa ngáy, cảm thấy khó chịu, gãi nhiều và thậm chí tự cọ mình vào các vật dụng như khung sắt. Tình trạng này khiến heo kém ăn, sút cân, và tăng trọng chậm. Ghẻ thường xuất hiện đám đông, chủ yếu ở tai, vùng hang, hõm và bụng.

Nếu bệnh nặng thì toàn thân hay ⅔ cơ thể. Những nốt ghẻ ngứa gây nhiễm khuẩn, viêm da, viêm mủ.

Phòng bệnh ghẻ trên heo

Phòng tránh bệnh ghẻ trên heo là một ưu tiên hàng đầu trong chăn nuôi, do ảnh hưởng heo đến kinh tế ngành này. Chủ chăn nuôi cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong đàn. Điều này bao gồm việc duy trì vệ sinh trong phòng chăn nuôi, tiêm vacxin định kỳ, và sử dụng các phương pháp dự phòng như các loại thuốc phòng trị. Sự kết hợp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp nâng cao sức khỏe của đàn heo và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với kinh tế chăn nuôi.

– Vệ sinh phòng bệnh

Công tác vệ sinh phòng bệnh chuồng trại chăn nuôi heo cần luôn được dọn dẹp thường xuyên. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời… Vệ sinh khử trùng theo quy trình kỹ thuật được khuyến cáo trong chăn nuôi. Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/ tuần trong và ngoài trại bằng các dung dịch sát khuẩn như Amonicid, Fordecid, Via bencovet.

Để đối phó với tình trạng heo ốm, còi, hoặc heo bị bệnh, quy trình nuôi cần thực hiện việc cách ly trong chuồng trại riêng. Trước khi bắt đầu nuôi đàn mới, bà con phải phun khử khuẩn và làm sạch kỹ khu vực chuồng nuôi, nơi chứa heo nhiễm bệnh, để đảm bảo môi trường an toàn và khỏe mạnh.

– Tiêm ngừa thuốc

Để phòng tránh bệnh ghẻ trên heo, chủ chăn nuôi nên thực hiện tiêm phòng định kỳ bằng thuốc chứa Amoxycillin, như sản phẩm VIA.GENTAMOX. Heo con 30 ngày tuổi, heo hậu trước khi phối (ít nhất 2 tuần trước) và heo nái tơ-nái cần được tiêm phòng. Để đảm bảo hiệu quả, bà con cần tuân thủ liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và nhà sản xuất. Cách dùng được quy định chi tiết trên bao bì sản phẩm. Điều này giúp bảo vệ heo khỏi bệnh tật và duy trì sức khỏe của đàn.

– Thuốc phòng bệnh

Ngoài việc thực hiện vệ sinh và tiêm phòng vacxin để ngăn chặn bệnh ghẻ cho heo, việc chăm sóc và nuôi dưỡng chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho đàn heo, quan trọng nhất là bổ sung đều đặn các chế phẩm chứa khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa, và các dạng dưỡng chất khác. Điều này không chỉ giúp duy trì sức khỏe cho heo mà còn đảm bảo một đàn heo khỏe mạnh và phòng tránh được nhiều loại bệnh lý.

Một số sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi hiện đang được các chủ chăn nuôi tin dùng như:

– Beta glucan C giúp bổ sung betaglucan, vitamin C, kẽm, lysine,… giúp tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho heo trong đàn. 

– DUFA.VITAMIN C bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu, vitamin C và khoáng chất có tác dụng kháng virus. Đồng thời, tiêu diệt, giảm nhanh sự lây lan của mầm bệnh, ổ dịch nhanh chóng được dập tắt. Đem lại hiệu quả cao trong quá trình phòng bệnh cho heo. 

– Men tiêu hóa BIOZYME ONE 1KG được bổ sung dưới dạng pha nước hoặc trộn cùng thức ăn cho heo ăn hàng ngày giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho heo. 

Dự phòng bệnh ghẻ cho heo cần được thực hiện sớm và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp
Dự phòng bệnh ghẻ cho heo cần được thực hiện sớm và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp

Dự phòng bệnh ghẻ cho heo cần được thực hiện sớm và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp để có thể đem lại được hiệu quả dự phòng tốt nhất. Tuy nhiên trong trường hợp heo nhiễm bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đây là bệnh lý điều trị không quá khó khăn.

Phác đồ điều trị trên được các chuyên gia y tế từ công ty thuốc thú y Dufafarm tư vấn, hiện nay đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi và đem lại hiệu quả cao trong điều trị.

Bệnh ghẻ trên heo dù không quá nguy hiểm nhưng đem lại những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần chú trọng công tác dự phòng và điều trị sớm khi phát hiện heo nhiễm bệnh. Mọi thắc mắc về thông tin bệnh học cũng như phác đồ điều trị, dự phòng bệnh ghẻ trên heo cùng các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0977.521.568 để được các chuyên gia từ Dufafarm tư vấn tận tâm nhất.

Sản phẩm được quan tâm nhiều