BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI (Actinobacillus Pleuropneumoniae- APP)

1. NGUYÊN NHÂN

– Viêm phổi màng phổi ở heo là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, phân bố nhiều nơi trên thế giới. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus leuropeumoniae gây ra (trước đây gọi là Haemophilus pleuropeumoiae).

– Bệnh lây qua đường không khí hay trực tiếp qua đường hô hấp phía trên, qua xoang miệng. Từ những cửa xâm nhập đó, vi khuẩn bám lên tuyến amidan và sau 1-3 giờ tấn công phế quản, phế mang, chúng tăng sinh và sản sinh độc tố trong phổi và phế quản. Sung huyết các vi mạch thành phế nang gây phù nề, sinh màng fibrin và viêm phổi màng phổi với niều dịch thẩm xuất ở màng phổi và thường dính phổi ở mang phổi.

2. TRIỆU CHỨNG

a. Thể quá cấp

Heo sốt cao, bệnh diễn ra nhanh và chết rất nhanh chỉ từ 6-12 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Có khi chiều vẫn ăn no nhưng đến đêm thì chết.

b. Thể cấp tính

Sốt cao > 41 độ C, kèm theo khó thở, thở khò khè, tai và các vùng da mỏng tím bầm thành từng mảng. Mắt đỏ có dử đôi khi nhầm là bệnh dịch tả. Nước mũi đục có khi lẫn máu. thỉnh thoảng có một số con ho. Heo ăn ít đến bỏ ăn, nằm lì một chỗ và chết sau 3-5 ngày.

c. Thể mãn tính

Heo sốt nhẹ lúc ăn, lúc bỏ ăn, heo ho khan, thở thể bụng, da xanh nhạt, lông xù, tăng trọng kém, mắt lúc nào cũng có dử.

Heo ít đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn, bỏ uống… chết sau 3-5 ngày.

3. BỆNH TÍCH

Phổi có nhiều ổ hoại tử ở các thuỳ bên dưới phía trong.

Bệnh viêm phổi màng phổi

Viêm màng phổi, xoang ngực có nhiều dịch màu hồng, có trường hợp viêm phổi dính vào màng ngực hay xương sườn.

Bệnh viêm phổi màng phổi

Khí quản và phế quản, phế nang có nhiều dịch màu đục.

Bệnh viêm phổi màng phổi

Bệnh viêm phổi màng phổi

4. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng đảm bảo mật độ hợp lý, cách ly đàn mới nhập… Chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo.

b. Vắc xin phòng bệnh

Chích vắc xin phòng bệnh cho heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

c. Thuốc phòng bệnh

Khử trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/lần, trước khi nhập heo và sau khi xuất chuồng bằng: DUFA.DECID, VIA IDOGOL, DUFA.BENCOVET, AMONICID, VIAKON.

Dùng một trong các loại kháng sinh sau phòng bệnh cho heo:

CHLORACIN 50                              1g/40kgTT./ngày

DOXYCAR Nanomax                      1g/40kgTT./ngày

DUFAMOX 50                                  1g/40kgTT./ngày

Trộn một trong các thuốc trên vào thức ăn định kỳ 1 tháng/đợt, mỗi đợt liên tục 5-7 ngày.

5. ĐIỀU TRỊ

*Phác đồ 1:

DUFA.PARA C                                1g/15kgTT./ngày

BETA GLUCAN C                          1g/15kgTT./ngày

DUFAMOX 50                                  1g/50kgTT./ngày

VIA.BROMXIN                                1g/10kgTT./ngày

Trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

– Thuốc tiêm có thể dùng 1 trong các loại sau:

SANFO.MOXYCYCLA LA             1ml/10kgTT./48h

CEFTIKETO                                   1ml/15kgTT./ngày

VIA.GENTAMOX                            1ml/10kgTT./ngày

Tiêm mỗi ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

*Phác đồ 2:

DUFA.PARA C                               1g/15kgTT./ngày

BETA GLUCAN C                          1g/15kgTT./ngày

AFLODOX C                                  1g/25kgTT./ngày

VIA.BROMXIN                               1g/10kgTT./ngày

Trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

– Thuốc tiêm có thể dùng 1 trong các loại sau:

SANFO.FLO 45 LA                         1ml/45kgTT./72h

AZ.FLO-DOXY                                1ml/15kgTT./ngày

Kết hợp dùng thuốc tăng cường sức đề kháng, hạ sốt: AZ.KETOPRO, VIA.BROMHEXIN, AZTOSAL, LIQUID HEALTH KTMD,…

Sản phẩm được quan tâm nhiều