BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA (Enzootic Pneumonia)

1. NGUYÊN NHÂN

Do Mycoplasma hyopneumona.

2. TRIỆU CHỨNG

Bệnh này khi chuồng trại nào nuôi heo bị mắc 1 lần thì sau này các lứa heo sau ở chuồng trại đó heo sẽ mắc bệnh nếu chúng ta không có các biện pháp đúng đắn và khoa học.

Thời gian ủ bệnh 1-2 tuần, thường diễn ra ở 3 thể chính:

a. Thể mãn tính

Ho nhiều, ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không có dấu hiệu sốt.

Ho nhiều khi vận động, khi ăn, thay đổi thời tiết và lúc nửa đêm về sáng.

Heo rất khó thở, heo thường ngồi như chó để thở.

b. Thể mang trùng

Xảy ra trên heo nái hay heo đực (heo nọc) mang mầm bệnh, khi thay đổi thời tiết mới thấy heo ho. Tuy nhiên, nó sẽ là nguồn bệnh và sẽ lây sang heo con khi heo nái sinh ra.

c. Thể phức hợp

Xảy ra ở heo khi đã mắc bệnh viêm phổi địa phương mà không trị đúng thuốc, đúng phương pháp hay không trị bệnh (vì thấy heo ho nhưng vẫn ăn uống bình thường). Sai đó một thời gian, heo ghép thêm bệnh tụ huyết trùng hoặc bệnh viêm phổi màng phổi (APP)…

Heo có triệu chứng ho to 7-8 tiếng, sốt cao, bỏ ăn, khó thở và chết mạnh.

3. BỆNH TÍCH

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA

– Phổi bị viêm từ thuỷ tim sau đó sang thuỳ đỉnh và có tính chất đối xứng 2 bên phổi.

– Tổ chức phổi dai, cứng như gan, khi cắt ra thấy có dịch màu trắng xám chảy ra và có bọt.

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA

– Lòng phế quản dày nên chứ nhiều dịch viêm làm hẹp phế quản và gây khó thở.

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA

4. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo mật độ hợp lý, cách ly đàn mới nhập… Các farm cần chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo.

b. Vắc xin phòng bệnh

Dùng vắc xin phòng bệnh cho heo theo lịch của nhà sản xuất.

c. Thuốc phòng bệnh

Khử trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/lần, trước khi nhập heo và sau khi xuất chuồng. Dùng một trong các loại kháng sinh sau phòng bệnh cho heo theo định kỳ 1 tuần/tháng.

DUFA.FLORUM55 WSP            1g/50kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

FLORUM 20%                            1g/20kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

DOXYCAR Nanomax                1g/40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

TIAMULIN 10% Premix             1kg/20kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

AFLODOX C                              1kg/30kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

5. ĐIỀU TRỊ

DUFA.FLORUM55 WSP    1g/30kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

VIA.BROMXIN                    1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

AZ.FLO-DOXY                    1ml/20kgTT, chích 1 lần/ngày

VIA.BROMHEXIN               1-3ml/10kgTT, chích 1 lần/ngày.

Điều trị liên tục 3-5 ngày.

– Có thể thay thế bằng các kháng sinh trộn khác: DOXYCAR Nanomax, TIAMULIN 10% Premix, AFLODOX C

– Kết hợp dùng thuốc tăng cường sức đề kháng: Beta Glucan C, ADE.BCOMPLEX C,… (Liều theo chỉ định nhà sản xuất).

Sản phẩm được quan tâm nhiều