BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

1. NGUYÊN NHÂN

– Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida gây ra, xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân có độ ẩm cao, chuồng trại ẩm thấp. Bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và không khí.
– Vi khuẩn gây bệnh thường có sẵn trong cơ thể, chuồng nuôi, khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn nhân lên và gây bệnh.
– Lợn thường hay mắc bệnh trong thời gian từ 3 – 8 tháng tuổi (thời kỳ vỗ béo).

2. TRIỆU CHỨNG

Thời gian ủ bệnh 1-3 ngày và có khi chỉ vài giờ, bệnh thường diễn ra 3 thể.

a. Thể quá cấp tính

Thường phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch, trong đàn đột nhiên có heo bỏ ăn, sốt cao 42 độ C. Sau vài giờ heo khó thở rồi bị kích thích thần kinh, chạy hoảng loạn, kêu la và lăn ra chết. Tỷ lệ mắc bệnh ở thể này không nhiều.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

b. Thể cấp tính

Heo mắc bệnh phổ biến ở thể này, bệnh diễn ra từ vài giờ đến vài ngày. Heo mắc bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn, ủ rũ, lười vận động, sốt cao 40,5 – 41 độ C. Nước mũi lúc đầu loãng sau đặc, đôi khi có chút mủ hoặc máu. Heo rối loạn hô hấp, khó thở, ho khan, ho thành hồi, run rẩy, chảy nước mắt. Trên các vùng da mỏng, tai, đùi kheo chân nổi lên từng đốm xuất huyết sau vài giờ chuyển sang màu tím. Sưng hầu thuỷ thũng có thể kéo dài đến tận ngực. Heo chết do nhiễm trùng máu cùng với viêm phổi nặng, khó thở.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

c. Thể mạn tính

Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là rối loạn hô hấp, heo khó thở, ho từng hồi, chảy nước mắt, nước mũi… Tiêu chảy kéo dài, có trường hợp viêm khớp, miệng xuất hiện màng giả màu trắng đục có mùi hôi. Sau 5-6 tuần chết vì cơ thể suy nhược.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

3. BỆNH TÍCH

Viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hoá, trên da có những vết tím bầm hoặc đỏ sẫm ở ngực, bụng, kheo chân. Viêm bao tim nước có khi xuất huyết điểm. Hạch sưng to, tụ máu, thuỷ nhũng…

4. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, không khí… sạch sẽ bằng sát trùng DUFA.DECID, VIA IDOGOL, DUFA.BENCOVET.

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đặc biệt là lúc giao mùa và khi mới nhập chuồng bổ sung BETA GLUCAN C nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

b. Vắc xin phòng bệnh

Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của các chuyên gia, nhà sản xuất.

c. Thuốc phòng bệnh

Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau để phòng bệnh định kỳ hoặc vào thời điểm giao mùa, theo lịch 1 tháng mỗi đợt 5-7 ngày.

CHLORACIN 50                              1g/40kgTT/ngày

DOXYCAR Nanomax                      1g/40kgTT/ngày

DUFAMOX 50                                  1g/40kgTT/ngày

AFLODOX C                                    1g/20kgTT/ngày

Nếu vận chuyển heo đi xa phải tiêm VIAMOXYL LA cho heo trước khi vận chuyển 1 ngày hoặc ngay trước lúc vận chuyển.

5. ĐIỀU TRỊ

*Phác đồ:

DUFA.PARA C                                 1g/15kgTT/ngày

BETA GLUCAN C                            1g/15kgTT/ngày

DUFAMOX 50                                   1g/50kgTT/ngày

Trộn thức ăn liên tục 7 ngày.

SANFO.FLO 45 LA                          1ml/25kgTT/72h

AZTOSAL                                         1ml/10kgTT/ngày

Tiêm liên tục 3-5 ngày.

Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị cá thể:

Thuốc chích điều trị liên tục 3-5 ngày.

AZ FLO-DOXY                                  1ml/15kgTT./ngày

VIA.GENTAMOX                               1ml/10kgTT./ngày

VIAMOXYL LA                                  1ml/20kgTT./48h

CEFTIKETO                                      1ml/15kgTT./ngày

Kết hợp dùng thuốc bổ trợ, giảm đau, hạ sốt AZ KETOPRO, AZTOSAL

Sản phẩm được quan tâm nhiều