BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

1. NGUYÊN NHÂN

Do virus Aphthovirus, thuộc họ Picornaviridae gây ra với 7 serotype.

– Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê… Bệnh này rất nguy hiểm, có tính chất lây lan mạnh,  gây tổn thất lớn về kinh tế . . Ở nước ta có 3 type gây bệnh và lưu

hành chính là A, O và ASIA-1.
– Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc từ con ốm sang con khỏe, qua các vết thương, đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, người, đặc biệt là qua phương tiện vận chuyển.

2. TRIỆU CHỨNG

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

– Thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày, trung bình là 3-5 ngày.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)
– Bệnh thường gặp với các biểu hiện ủ rũ, thích nằm ì lười vận động, chân đau, sốt cao 40-410C kéo dài 3-5 ngày.
– Sau đó bắt đầu xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, mũi, vành móng kẻ chân , làm cho con vật kém ăn, đi đứng khó khăn.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)
– Khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm con vật què.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)
– Đặc biệt gần đây thể bệnh này gây chết ác liệt trên đối tượng lợn con, với tỷ lệ chết rất cao: lợn sốt cao, viêm cơ tim cấp, viêm phổi cấp hoặc bị viêm ruột cấp tính và chết đột ngột trước khi xuất hiện các mụn nước.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)

3. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

– Đảm bảo an toàn sinh học tốt, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.

b. Thuốc phòng bệnh

– Tuy nhiên, tiêm phòng chỉ là một biện pháp phòng chống bệnh LMLM , cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như bao vây, cách ly, tiêu độc cùng các biện pháp kỹ thuật khác, cụ thể:
    + Khi phát hiện dịch phải khai báo ngay với các cơ quan thú y và chính quyền địa phương, cách ly,  loại bỏ sớm gia súc bị bệnh để tránh lây lan.
    + Khoanh ổ dịch, không đi lại, không vận chuyển gia súc qua ổ dịch. Không được phép bán chạy hoặc tự ý giết mổ bán thịt các gia súc mắc bệnh.
    + Thường xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn thả, bằng các loại thuốc sát trùng như VIA.IDOGOL, VIAKON, DUFA.BENCOVET. AMONICID… định kỳ tuần 1-2 lần- Bổ sung các thuốc nâng cao sức đề kháng: Beta Glucan C,… (Liều theo chỉ định nhà sản xuất).

c. Vacxin phòng bệnh

– Do tính chất đa dạng của virus, khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh của bệnh nên công tác phòng chống dịch LMLM gặp nhiều khó khăn. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm phòng vác xin, đồng thời tăng cường công tác kỹ thuật chẩn đoán nhanh, chính xác đúng type để dùng vác xin có hiệu quả cao.
* Lịch chủng ngừa: tiêm lần đầu vào lúc 2-3 tuần tuổi đối với lợn con từ mẹ chưa tiêm phòng và 50-70 ngày đối với lợn con từ mẹ đã được tiêm phòng bệnh. Sau 3-4 tuần thì tiêm lại lần 2 để nâng cao miễn dịch. Chủng ngừa định kỳ 6 tháng một lần.

4. ĐIỀU TRỊ

– Phun khử trùng trang trại bằng một trong các thuốc sau: VIA.IDOGOL, VIAKON, DUFA.BENCOVET. AMONICID

– Cách ly con bệnh và có người chăm sóc điều trị riêng, rửa các vết thương, vét loét, mụn vỡ…bằng các thuốc sát trùng pha loãng, sản phẩm DAMONG SPRAY.

DUFA.PARA C                    1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày

BETA.GLUCAN C               1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày.

DUFAMO 50                        1g/35-40kgTT, trộn thức ăn cho heo ăn liên tục 7 ngày.

– Chích một trong các kháng sinh sau để phòng bội nhiễm hay các bệnh thứ phát:

VIA.GENTAMOX                          1ml/10kgTT, ngày chích 1 lần.

SANFO.AMOXYCYCLA LA         1ml/20kgTT./48h

CEFTIKETO LA                            1ml/15kgTT, ngày chích 1 lần.

Điều trị liên tục 3-5 ngày.

Kết hợp với các thuốc nâng cao sức đề kháng: GLUCO KC BAMIN, AZTOSAL, VIA.GINE +C, SANFO.PAFENAC. (Liều theo chỉ định của nhà sản xuất).

Sản phẩm được quan tâm nhiều