Bệnh khô chân ở gà, nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh khô chân ở gà là bệnh thường gặp ở gà con giai đoạn úm và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp sẽ lâu lan rất nhanh. Khi gà mắc bệnh khô chân dẫn tới phát triển kém và tử vong đến 30% ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của người chăn nuôi. Bài viết sau của thuốc thú y trang trại Dufafarm sẽ giúp các farm nắm vững kiến thức về bệnh cũng như cách phòng tránh hiệu quả.

Bệnh khô chân ở gà, nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân bệnh khô chân tại gà

Bệnh khô chân ở gà thường xuất hiện ở hai giai đoạn phát triển chính của gà, cụ thể là giai đoạn mới nở từ 2–15 ngày tuổi và khi gà đạt trọng lượng trên 1kg. Nguyên nhân chủ yếu khiến gà mắc bệnh khô chân là do cơ thể bị mất nước, và ở mỗi giai đoạn sẽ có những nguyên nhân riêng biệt.

Với gà con mới nở, những ngày đầu thường ít gặp bệnh, tuy vậy vẫn có nhiều yếu tố khác nhau
gây ra tình trạng khô chân. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
– Quy trình ấp trứng chưa chuẩn kỹ thuật, làm gà con nở không đều.
– Việc vận chuyển gà con từ trại giống về chuồng úm không đúng kỹ thuật.
– Mật độ úm dày, nhiệt độ môi trường và chuồng úm cao gây mất nước nhanh.
– Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng, không đủ máng uống.
– Không dùng thuốc úm chuyên dụng nên gà dễ mắc tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi.
– Chuồng úm kém vệ sinh, dễ phát sinh mầm bệnh, ảnh hưởng sức khỏe gà con.

Đối với gà đã trên 1kg, các nguyên nhân gây khô chân thường là:
– Thiếu nước uống hoặc cơ thể gà mất nước do điều kiện nuôi không đảm bảo.
– Kỹ thuật cho ăn chưa phù hợp, dẫn đến thiếu hoặc mất cân đối dinh dưỡng.
– Gà ăn nhiều chất xơ, bị bội thực thức ăn, nước uống, tắc nghẽn đường ruột hoặc nấm diều… cũng dễ khiến gà bị khô chân.
– Khô chân còn có thể là dấu hiệu của các bệnh như: thương hàn, bạch lỵ, tụ huyết trùng, Newcastle,…

Triệu chứng của gà mắc bệnh khô chân

Dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là lông gà bắt đầu xù lên, gà có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, lười di chuyển, mắt lim dim và thường chỉ đứng yên một chỗ nhìn chằm chằm.
Dấu hiệu thứ hai là gà sẽ giảm ăn dần dần rồi bỏ ăn hẳn, tiếp theo là nằm nhiều chỗ khác nhau, không chịu di chuyển. Gà thường đứng im một chỗ, mắt kém linh hoạt, hay nhắm lại. Gà có biểu hiện tiêu chảy phân trắng.
Chân gà trở nên khô, teo tóp dần, lâu ngày sẽ co quắp lại, khiến gà khó đi lại, lườn cũng teo nhỏ, kèm theo tình trạng xệ cánh.
Khi xuất hiện đồng thời nhiều dấu hiệu như thở khò khè, lông bụng bị bết bẩn, đi ngoài phân trắng nhớt, hậu môn dính phân,… thì rất có thể gà đang mắc thêm một số bệnh khác như: thương hàn, tiêu chảy, gà rù… Lúc này, cần có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời theo tình trạng thực tế.

Điều trị bệnh khô chân ở gà như thế nào?

Khi phát hiện gà bị khô chân nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân hoặc đang trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bà con cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời:

1. Đối với gà con:

Cách ly riêng những con có dấu hiệu khô chân để thuận tiện cho việc theo dõi, điều trị, đồng thời hạn chế nguy cơ lây lan ra toàn đàn.
Duy trì nhiệt độ úm phù hợp, theo dõi các biểu hiện của gà hàng ngày trong chuồng úm, tránh tình trạng nhiệt độ quá cao. Mật độ úm duy trì ở mức 60 – 100 con/bóng úm tùy điều kiện thời tiết, treo bóng đèn cách nền chuồng từ 50 – 60cm.
Không nên úm gà con với mật độ quá đông, cần điều chỉnh diện tích úm theo độ tuổi phát triển của gà. Một quây úm diện tích 6m2 nên úm khoảng 350 con vào mùa hè và 400 con vào mùa đông.
Bố trí máng uống đúng cách, đủ số lượng, thông thường 400 con gà con sẽ cần khoảng 6 bình nước dung tích 2 – 4 lít.
Thức ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, nhất là hàm lượng đạm cần thiết.

2. Đối với gà trưởng thành:

Khi gà trưởng thành bị khô chân ở giai đoạn đầu, cần thực hiện các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt:
– Cách ly những con mắc bệnh, đồng thời tiến hành tổng vệ sinh chuồng nuôi, thay chất độn chuồng và khử trùng khu vực chăn nuôi.
– Duy trì mật độ và nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp tương tự như khi nuôi gà con.
– Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho gà.
– Tăng cường bổ sung thêm chất dinh dưỡng, khoáng chất cho gà; vì hiện tượng khô chân có thể do gà bị nóng hoặc sốt, nên cần cho gà uống thêm Vitamin C.
Trường hợp gà khô chân do mắc các bệnh như: thương hàn, bạch lỵ, tụ huyết trùng, Newcastle,… thì cần dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị.

Phòng bệnh khô chân ở gà

Để phòng bệnh khô chân ở gà, bà con chăn nuôi cần thực hiện tốt 3 khâu: thức ăn sạch, nước uống sạch và chăn nuôi sạch. Bên cạnh đó, nên đồng hành cùng các sản phẩm thuốc thú y trang trại Dufafarm để gia tăng hiệu quả phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe đàn gà tối ưu.

Bệnh khô chân ở gà, nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Thực hiện tiêm phòng bệnh bằng vaccine đúng tuổi, đủ liều lượng và tuân thủ kỹ thuật khuyến cáo. Cho gà ăn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo, số lượng đủ, không để thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc hay nhiễm mầm bệnh.

Thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại sạch sẽ bằng các sản phẩm Dufafarm, không chỉ giúp phòng bệnh khô chân mà còn ngăn chặn nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Theo dõi đàn gà kỹ lưỡng, kịp thời cách ly những con có dấu hiệu bệnh để tránh lây lan. Duy trì nhiệt độ úm gà hợp lý: ngày đầu 37°C, các ngày sau giảm mỗi ngày 1°C, từ 14–21 ngày tiếp theo điều chỉnh linh hoạt theo thời tiết và điều kiện thực tế.

(BT: Như Ngọc)

Sản phẩm được quan tâm nhiều