Do virus thuộc họ Togaviridae
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo, gọi tắt là bệnh PRRS (Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome) còn gọi là bệnh tai xanh, là một bệnh quan trọng trên heo do virus gây ra. PRRS xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1987, và phải đến năm 1992 thì mới được Tổ chức Thú y thế giới OIE công nhận. Còn ở Việt Nam, PRRS được phát hiện năm 1997 từ các đàn heo nhập ngoại.
Có 2 chủng virus PRRS là chủng Bắc Mỹ (đại diện là chủng LV) và chủng châu Âu (đại diện là chủng VR2332). Hai chủng có thể có cùng nguồn gốc nhưng có sự tiến hóa khác nhau. Ngoài ra, hiện nay còn có thông tin có thêm chủng Trung Quốc.
Bệnh tai xanh gây ra các triệu chứng chán ăn, bỏ ăn, sốt, khó thở, sảy thai, khô thai, chậm lên giống, … Bệnh càng mang tính trầm trọng và thầm lặng hơn khi mà virus PRRS xâm nhập vào cơ thể nó kết hợp với Mycoplasma và một số vi khuẩn,virus khác. Và cũng chính bởi vậy mà hình thành lên các bệnh hô hấp phức hợp (PRDC) trên heo. PRRSv có thể kết hợp với một số bệnh sau:
– Virus PRRS và Mycoplasma spp (Suyễn heo)
– Virus PRRS và Hemophilus spp (APP)
– Virus PRRS và SIV (Swine Infuenza Virus – Cúm heo)
– Virus PRRS và Mycoplasma spp, APP
– Virus PRRS và Mycoplasma spp, Streptococcus spp (Liên cầu khuẩn)
– Virus PRRS và Mycoplasma spp, SIV
– Virus PRRS và APP, Streptococcus spp
Lây từ heo bệnh sang heo khoẻ hoặc do nhập heo bệnh về trại.
Lây qua dẫn tinh nhân tạo hoặc đực giống mắc bệnh.
Chất chứa mầm bệnh: nước bọt, dịch mũi, tinh dịch, phân, nước, tiểu, hạch, phổi…
Heo mẹ mang trùng lây sang con qua nhau thai.
Heo đào thải virus ra ngoài môi trường kéo dài 1-2 tháng. Phát tán theo không khí xa tới 3-5km
Virus PRRS sau khi xâm nhập vào cơ thể thì đích tấn công của chúng chính là tế bào đại thực bào phế nang (PAMs). Nó không tạo ra sự suy giảm miễn dịch toàn diện nhưng nó làm cho các cơ chế phòng vệ của phổi bị tổn thương. Khi đó, các mầm bệnh hô hấp, phụ nhiễm dễ dàng xâm nhập vào phổi.
Virus PRRS sinh sản trong tế bào đại thực bào phế nang PAMs. Virus lưu hành lâu trong máu (~ 3 tuần), tồn nhiễm lâu (~ 157 ngày).
Độ lây nhiễm của virus PRRS cao (<10 hạt virus đã có thể gây bệnh) nhưng độ lan truyền chậm. Ban đầu không biểu hiện dấu hiện lâm sàng. Do virus biến thiên về độc lực nên thời gian miễn dịch ngắn.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể heo, trong 1 – 2 tuần virus gây bệnh tai xanh (PRRS) đã tiêu diệt khoảng 50% tế bào đại thực bào phế nang. Virus gây ra viêm vách phế nang dẫn đến viêm phổi kẽ, phù thũng phổi; trên phổi xuất hiện các lốm đốm đỏ đến đỏ nâu. Khi vách phế nang bị viêm sẽ rất dễ dẫn đến các bệnh kế phát khác.
Virus PRRS xâm nhập vào máu từ đó theo máu đến các Mô và khư trú tại đó, virus xâm nhập vào nhau thai gây lên sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, thai chết lưu, động dục giả, .. Một khi đàn heo đã bị nhiễm virus PRRS, virus có xu hướng lưu hành vĩnh viễn, rất khó để bài trừ. Kháng thể mẹ truyền không đủ để bảo hộ cho heo con chống lại virus PRRS, nếu có thì thời gian miễn dịch rất ngắn.
Trong một trang trại, giữa các chuồng thì virus có thể lây truyền của sơ đồ sau: Sơ đồ lây truyền
Sau đó, heo có thể bài thải virus qua: nước bọt, nước tiểu, nước mũi, sữa, tinh dịch, phân. Heo trưởng thành có thể bài thài virus trong 14 ngày. Heo con và heo choai bài thải virus trong 1 – 2 tháng. Heo con 4 tuần tuổi bài thải virus nhiều hơn heo 4 tháng tuổi. Heo con mẫn cảm với bệnh tai xanh hơn heo trưởng thành.
– Là một ARN virus có vỏ bọc, thuộc họ Arteriviridae, chi Arterivirus, trong bộ Nidovirals.
– Virus PRRS (PRRSv) liên tục biến đổi
Theo như giáo sư Paolo Martelli (bộ môn Khoa học Thú y, trường Đại học Parma, Italia) phát biểu tại Hội nghị APVS 2013 về sự đa dạng gen của PRRSv rằng các nghiên cứu về virus PRRS cho thấy, virus gây bệnh tai xanh khá đa dạng về gen ở cả chủng Bắc Mỹ và Châu Âu. Nguyên nhân do:
* Đột biến ngẫu nhiên: Virus PRRS vẫn tiếp tục đột biến khi nhân lên trong vật chủ và biến chủng khác biệt trên từng heo. Đây là hậu quả của sự tích lũy đột biến ngẫu nhiên.
* Tái tổ hợp: Trong thực nghiệm, tái tổ hợp xảy ra khi tế bào MA-104 được gây đồng nhiễm 2 chủng virus PRRS khác nhau, nhưng chưa thấy trong cơ thể heo thí nghiệm, giải thích tại sao Tái tổ hợp có thể không phổ biến trong thực địa.
– Đa dạng gen PRRSv rất được quan tâm đến do nó sẽ liên quan đến kỹ thuật xét nghiệm bệnh tai xanh và sự đáp ứng miễn dịch của vaccine PRRS. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về thông tin di truyền để có thể dự đoán mức độ bảo hộ chéo giữa các chủng virus.
Phân lập chủng Bắc Mỹ và chủng Châu Âu chỉ có 60 – 70% giống nhau.
– Độc lực của virus càng cao thì độ trầm trọng của dịch bệnh càng lớn. Tuy nhiên, sự khác biệt của độc lực virus PRRS có thể biểu hiện triệu trứng không tương ứng.
– Thời gian tồn tại của virus gây bệnh tai xanh:
Nhiệt độ |
-70ºC |
4ºC |
37ºC |
56ºC |
Thời gian |
> 6 tháng |
1 tháng |
48 giờ |
45 phút |
– Virus lây lan có thể qua một số đường sau:
* Tiếp xúc trực tiếp
* Qua dịch tiết, đặc biệt là tinh dịch
* Qua các yếu tố khác: con người (công nhân, xe tải, xe vận chuyển, …), côn trùng, gió và kim tiêm.
Virus PRRS thực địa gây nhiễm trên heo mọi lứa tuổi, không đánh giá được đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh).
Chủng virus PRRS khác nhau có khả năng tạo kháng thể trung hòa khác nhau. Miễn dịch tế bào (IFN – γ SC) có thể đóng vai trò chống virus.
Chủng virus PRRS khác nhau có khả năng tạo Cytokin và IFN – γ SC khác nhau.
(Theo Diaz et al, 2008; Diaz et al, 2012; Ferrari et. al, 2013; Baumann et al., 2013).
Nái hậu bị và cạn sữa: Chậm động dục và tỉ lệ đậu thai thấp
Nái mang thai: Thai khô, chết thai, sảy thai, có thể đến 50% toàn đàn. Sau khi sảy thai, nái suy nhược và gầy ốm. Một số nái có biểu hiện sốt, da đỏ ửng, khó thở do viêm phổi, kém ăn, sảy thai, tai tím sau đó chuyển thành màu xanh.
Biếng ăn lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ sớm 2-3 ngày, da biến màu, đờ đẫn hôn mê.
Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang.
Heo con sinh ra yếu ớt, tai xanh tỷ lệ chết cao trong giai đoạn theo mẹ (18-20%), chết ngay khi sinh (30%).
Heo con có hiện tượng chảy nước mũi, sốt, da vùng tai xuất hiện các mảng đỏ, sau đó chuyển sang tím, da phồng rộp, mắt đỏ có dử, viêm phổi khó thở, chuyển sang đi ỉa, chân yếu, tỉ lệ chết khá cao.
Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn, hôn mê, khó thở. Da đỏ, giảm hưng phấn, mất tính dục, chất lượng tinh kém…
Chán ăn ho nhẹ, lông xơ xác… Rất dễ ghép với các bệnh khác: Viêm đa xoang đa màng (Glasser), viêm phổi màng phổi (APP), tiêu chảy, kiệt sức… tỷ lệ chết đến 15%…
– Bổ sung một trong các thuốc sau nhằm nâng cao sức kháng bệnh tự nhiên của heo: Beta Glucan C, Gluco KCE Captox, Ulyte Vit C, Azym Acimin,… (Liều theo chỉ định nhà sản xuất).
Dùng thuốc khử trùng Fordecid phun tẩy định kỳ 2 lần/tuần bên ngoài chuồng nuôi, bên trong chuồng nuôi phun Via Iodine, Bencovet định kỳ 2 lần/tuần.
Chích vắc xin cho heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu ở vùng dịch lưu hành thì phải chích cho heo sớm hơn.
Thực hiện tốt quy trình an toàn sinh học. Dùng thuốc khử trùng DUFA.DECID, VIAKON phun định kỳ 2 lần/tuần bên ngoài chuồng nuôi, bên trong chuồng nuôi phun VIA.IDOGOL định kỳ 2 lần/tuần.
Bệnh này điều trị đúng phương pháp, dùng đúng thuốc chắc chắn sẽ khỏi.
*Dùng các thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng và kháng sinh chống kế phát:
DUFAPARA C 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
BETA GLUCAN C 1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày.
DOXYCAR Nonomax 1g/35-40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
SANFO.AMOXCYCLA LA 1ml/25kgTT, ngày tiêm 1 lần, liên tục 5 ngày
AZTOSAL 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.
DUFAPARA C 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
BETA GLUCAN C 1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày.
DUFAMOX 50 1g/40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày.
SANFO.FLO 45 LA 1ml/10-15kgTT, ngày tiêm 1 lần, tiêm liên tục 5 ngày.
AZ TOSAL 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.
* Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, trợ sức, kích thích miễn dịch: GLUCO KC BAMIN, AZ.KETOPRO, BETA GLUCAN C, ULYTE VIT C,… (Theo liều chỉ định của nhà sản xuất).
* Phun thuốc sát trùng trong thời gian heo bệnh.
Dùng sát trùng VIA IODOGOL, DUFA.BENCOVET pha tỉ lệ 1/200 phun định kỳ ngày 1 lần, liên tục đến khi nào trại hết dịch.