Ghẻ thường gặp nhất ở heo là Sacroptes scarbiei đào lỗ và ký sinh ở trong da, gây ngứa mạnh, từ đó có thể gây chấn thương, tổn thương da. Ghẻ Demodex hay còn gọi là mò bao lông gây bệnh thì khó trị hơn nhưng ít gặp.
Do ghẻ Sacroptes scabiei suis gây ra, ghẻ đào hang dưới lớp biểu bì, ghẻ trưởng thành con cái đẻ 3-4 trứng/ngày. Sau khoảng 5 ngày trứng phát triển thành ấu trùng rồi phát triển qua các giai đoạn thành ghẻ trưởng thành. Giai đoạn từ trứng đến ghẻ trưởng thành mất 7-14 ngày.
Ghẻ đào hang, đào hào hút dịch ăn các tế bào non gây viêm da ngứa ngáy. Trên cơ thể có các nốt nhỏ mẩn đỏ, nếu xuất hiện ở các chân lông gây ngứa, rụng lông, các nốt có vảy, diện tích các vảy càng ngày càng rộng sau đó dày lên, bong ra chảy máu. Heo ngứa ngáy, khó chịu gãi nhiều, cọ mình vào tường hay khung sắt, kém ăn, sút cân, tăng trọng kém.
Ghẻ xuất hiện từng đám, thường gặp nhiều ở tai, vùng háng, mõm, bụng. Nếu bệnh nặng thì toàn thân hay 2/3 cơ thể.
Những nốt ghẻ ngứa, heo gãi nhiều gây nhiễm khuẩn, viêm da, viêm mủ.
a. Vệ sinh phòng bệnh
Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời…
Vệ sinh khử trùng theo quy trình kỹ thuật, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.
Heo bệnh phải được phát hiện và điều trị kịp thời.
b. Thuốc phòng bệnh
Chích VIAMECTIN-25 cho heo nái trước lên giống, trước khi sinh 14 ngày và trước khi heo nhập chuồng nuôi thịt.
Phun sát trùng định kì 1-2 lần/tuần bằng dung dịch sát trùng.
– Chích dưới da (chỉ dưới da) VIAMECTIN-25, có thể dùng liều 1ml/8-10kgTT, hoặc VIATOX xịt lên khu vực da heo bị ghẻ.
– Trộn DUFAMEC cho heo ăn 5-7 ngày
– Trường hợp heo bị nhiễm khuẩn, viêm da thì dùng một trong các thuốc sau:
SANFO.AMOXYCYCLA LA 1ml/20kgTT./48h chích 1-1 lần.