BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)

I. NGUYÊN NHÂN

Bệnh dịch tả heo do virus thuộc họ Pestivirus.

II. TRIỆU CHỨNG

Thời gian ủ bệnh từ 4 – 8 ngày bệnh thường diễn ra ở ba thể: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính.

1. Thể quá cấp tính

Thể này thường thấy ở heo choai, heo con thường diễn ra ở đầu ổ dịch, nhiều trường hợp heo chết mà chưa biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh phát ra nhanh, sốt cao 41-43 độ C, da bẹn, da dưới bụng có những chỗ mọng đỏ, sau trở thành màu tím. Bệnh tiến triển 1-2 ngày sau đó heo hộc ra máu mà chết.

2. Thể cấp tính

Heo chậm chạp, nằm đè lên nhau, biếng ăn, bỏ ăn, sốt 41-42 độ C.

Heo viêm kết mạc mắt, mắt đỏ có ghèn, ở các chỗ da mỏng, tai, mõm… bị xuất huyết nhỏ như đầu đinh ghim, mũi kim, tụ thành những đám nhỏ sau chuyển thành màu tím bầm lại.

Khi sốt heo ỉa phân táo, rắn, khi hết sốt heo ỉa phân lỏng, ỉa vọt bổng như cần câu, phân có mùi khắm đặc biệt. Có một số con có hiện tượng nôn mửa. Heo khó thở, thở hồng hộc, có khi chết do khó thở. Heo kiệt sức, đi lại mất cân bằng, đi xiêu vẹo, quỵ gục rồi co giật, bại hai chân sau. Viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi, loét xung quanh vành mũi. Heo ốm yếu, hốc hác, tai sưng tấy hoặc hoại tử, nái đang mang thai bị sảy thai, chết lưu thai, heo con sinh ra yếu, chết yểu.

3. Thể mạn tính

Thường xuất hiện ở heo 2-3 tháng tuổi, bệnh kéo dài 30-90 ngày. Lúc đầu heo ỉa phân táo như phân thỏ, sau ỉa vọt cần câu.

Các vết xuất huyết ở tai, mồm, bẹn, mũi, bụng chuyển từ màu đỏ sang màu tím, sau đó da bị hoại tử tróc ra từng mảng như bánh đa.

Heo ăn uống thất thường, khi ăn khi không ăn, đi lại loạng choạng, chui rúc vào các góc chuồng.

Nếu ghép với bệnh phó thương hàn hay tụ huyết trùng thì bệnh ngày càng trầm trọng.

III. BỆNH TÍCH

– Xuất huyết màu đỏ hoặc tím lan tràn ở các chỗ da mỏng, mõm, bẹn, bụng…

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)
Heo con mắc bệnh dịch tả xuất huyết

– Các hạch lâm ba xuất huyết giống như quả dâu tây

– Vỏ thận xuất huyết lấm chấm, xuất huyết điểm (80% trường hợp).

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)

– Lách xuất huyết, nhồi huyết, mép lách sưng màu tím hình răng cưa hay tam giác.

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)
Não heo bị xuất huyết

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)

– Viêm ruột, loét ruột với những nốt loét định hình tròn, đường kính 1-2cm, hình cúc áo ở khu vực hồi, manh tràng.

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)
Xuất huyết trên cổ tim
BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)
Thận heo bị xuất huyết

BỆNH DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF)

 

IV. PHÒNG BỆNH

1. Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi… sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho heo. Heo chết phải được chôn xa nơi chăn nuôi, nguồn nước và hố chôn phải có vôi bột và thuốc khử trùng mạnh hoặc đốt xác.

Nên gieo tinh nhân tạo nhằm hạn chế lây lan dịch.

2. Vaccin phòng bệnh

Chích Vaccin dịch tả cho heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu ở vùng có dịch lưu hành thì phải chích cho heo sớm hơn.

Thực hiện tốt quy trình phòng dịch, kiểm soát giết mổ.

3. Thuốc phòng bệnh

Bổ sung một trong các thuốc sau nhằm nâng cao sức kháng bệnh tự nhiên của heo: Beta Glucan C, Glucose KCE Captox, Ulyte Vit C, Lyquid health KTMD, Azym Acimin,… (Liều dùng theo chỉ định của nhà sản xuất).

Dùng thuốc khử trừng AMONICD, phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần ở bên ngoài chuồng nuôi, bên trong chuồng nuôi phun VIA.IDOGOL, DUFA.BENKOVET định kỳ 2 lần/tuần.

V. ĐIỀU TRỊ

Những con heo bị nhiễm bệnh tiên lượng kém nên tiêu huỷ, tránh lây lan và đào thải mầm bệnh ra chuồng nuôi. Để phòng kế phát, các trang trại có thể dùng một trong các kháng sinh phổ rộng kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực:

DUFA.PARA                   1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày

BETA GLUCAN C              1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày.

DUFA.MOXYCOL 55 WSP 1g/35-40kgTT, trộn thức ăn cho heo liên tục 7 ngày.

Kết hợp tiêm:

VIAMOXYL LA 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.

AZ TOSAL        1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.

Hoặc:

CEFTIKETO LA 1ml/15kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.

AZ TOSAL        1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần.

Hết liệu trình sử dụng kháng sinh, bổ sung men tiêu hoá AZYM ACIMIN 7 ngày để ổn định đường tiêu hoá nhằm hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ thức ăn.

Sản phẩm được quan tâm nhiều