BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (Coccidiosis)  

1. CĂN BỆNH

Bệnh cầu trùng là do một lớp đơn bào ký sinh ở ruột của gà thuộc họ Eimeria gây ra.

Có 9 chủng cầu trùng gây bệnh, nhưng chỉ có 5 chủng: E.maxima, E.necatrix, E.brunetti, E.acervulia và E.tenella, được coi là có tầm quan trọng thực sự trong việc gây bệnh.

Trong thực tế ít khi thấy gây bệnh do 1 chủng mà do nhiều chủng gây nên.

Bệnh lây lan nhanh, mầm bệnh tồn tại chủ yếu trong chất độn chuồng, bệnh phát ra nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm và nóng.

2. TRIỆU CHỨNG

2.1 Thể cấp tính

Lúc mới bị bệnh gà ỉa khó và bị táo bón sau đó không lâu gà chuyển sang đi ỉa phân lỏng, sáp, lẫn máu.

Vòng đời cầu trùng

Gà ủ rũ lười đi lại, tụ tập lại ở một góc chuồng, lông xù, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, uống nhiều nước.

Tình trạng phân khi gà khi mắc bệnh cầu trùng
Tình trạng phân khi gà khi mắc bệnh cầu trùng

Với cầu trùng ruột non:

Phân gà lúc đầu vàng trắng, vàng xanh, phân sống, sau chuyển sang nâu có lẫn máu.

Cầu trùng ruột non

Bệnh cầu trùng ruột non

Với bệnh cầu trùng manh tràng (ruột tịt)

Gà ỉa ra phân sáp lẫn máu tươi, giống như tương ớt, hậu môn dính máu, đôi khi có một số con có triệu chứng thần kinh.

Cầu trùng manh tràng

2.2 Thể mạn tính

Thường gặp ở gà > 50 ngày tuổi có các triệu chứng mô tả ở trên nhưng nhẹ hơn, thời gian ốm kéo dài hơn với tỷ lệ chết thấp hơn.

2.3 Thể không có triệu chứng lâm sàng

Đây là thể mang trùng, gà bị bệnh không biểu hiện bệnh, vẫn đi lại ăn uống bình thường, thỉnh thoảng thấy ỉa chảy, tỷ lệ đẻ giảm.

3. MỔ KHÁM

  • Với cầu trùng ruột non

Ruột non phình to, có nhiều điểm trắng, đỏ, ruột chứa nhiều dịch nhầy có mủ, máu tươi hoặc máu đen và thức ăn không tiêu.

Gan sưng có nhiều điểm xuất huyết nhỏ li ti, túi mật chứa đầy mật căng to.

  • Với cầu trùng manh tràng

Hai manh tràng sưng căng to, bên trong chứa đầy máu tươi lẫn phân, giống như hai quả ớt đỏ.

4. TRỊ BỆNH

– Đây là bệnh chỉ thị cho sự ô nhiễm chất độn có trong chuồng nuôi, nên việc xử lý vệ sinh môi trường, chất độn là cần thiết.

– Xử lý chất độn chuồng bằng các thuốc sát trùng phổ rộng trước khi đưa gà vào chuồng. Dùng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Cầu trùng, ruột non, máu tươi.

DUFA.ZURIL             1lít/2,5 tấnTT/ngày.

AZ.VITAMIN K3         100g/500kgTT/ngày.

Phác đồ 1 – Chỉ cần điều trị 2 ngày.

Phác đồ 2: Cầu trùng, phân sáp, máu tươi.

DUFA.TORILCOX      100ml/300-400kgTT/ngày.

AZ.VITAMIN K3          100g/500kgTT/ngày.

Phác đồ 2 – chỉ cần điều trị 2 ngày.

Phác đồ 3: Cầu trùng, ruột non, máu tươi

VIACCOCID                1-2ml/lít nước

AZ.VITAMIN K3          100g/500kgTT/ngày.

Phác đồ 3 – Chỉ cần điều trị 5 ngày.

Phác đồ 4: Cầu trùng phân sáp máu tươi

DUFA.COCIAL 330    100g/300-500kgTT/ngày

AZ.VITAMIN K3          100g/500kgTT/ngày.

Phác đồ 4 – điều trị 5 ngày

Nên kết hợp với DUFA.MOXCOL 55 WPS  trong điều trị bệnh cầu trùng, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn và không bị kế phát bệnh do E.coli.

5. PHÒNG BỆNH

5.1.Vệ sinh phòng bệnh

Bệnh cầu trùng là chỉ thị ô nhiễm chất độn chuồng. Xử lý chất độn là quan trọng

Giữ cho sàn ổn định sạch sẽ và khô ráo. Nên nhốt gà trên nền đất để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

Nên định kỳ thay chất độn chuồng. Trước khi sử dụng, chất độn chuồng phải được làm khô hoàn toàn và khử trùng.

5.2.Vắc xin phòng bệnh

Vắc xin Scocvac cho gà từ 4-8 ngày tuổi

COCCIVAC-D2-Vaccine Sống Phòng Bệnh Cầu Trùng Gà

5.3.Thuốc phòng bệnh

Không khuyến cáo dung thuốc đặc trị để phòng bệnh cầu trùng, vì phòng bệnh bệnh vẫn xảy ra

Nên dùng các loại thuốc sát trùng DUFA.BENKOVET, VIAKON, AMONICID ….phun định kì…

Sản phẩm được quan tâm nhiều