Phát hiện bệnh trên gà nòi và cách phòng chống hiệu quả

Trong thời gian gần đây, thuốc thú y Dufafarm có nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ của các trang trại về phòng bệnh trên gà nòi. Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia của Dufafarm đã tổng hợp lại một số bệnh thường gặp trên gà nòi như sau:

Gà nòi hay còn được biết đến dưới các tên như gà đá, gà cựa, gà chọi, là một giống gà đặc trưng của Việt Nam. Chúng được chăm sóc chủ yếu để tham gia vào các trận đấu gà và sự phổ biến của chúng ngày càng tăng cao. Gà nòi thuộc nhóm gà trọc đầu, đã từng được xuất khẩu ra nước ngoài và được coi là một trong những giống gà chiến nổi tiếng của Việt Nam, bên cạnh gà rừng và gà tre. Giống gà có tính chiến đấu cao, ngoại hình mạnh mẽ và đẹp mắt, gà nòi thu hút sự quan tâm và săn đón, đặc biệt với các miếng đánh hiểm hóc độc đáo của chúng.

Bệnh nấm da, nấm mốc  

Nấm da và nấm mốc thường là vấn đề phổ biến trên da của gà. Bệnh dễ nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng. Gà bị rỉa lông ở cánh ngực và thường xuyên gặp tình trạng này. Bệnh thường xuất hiện trên da đầu, cổ, mào và tích gà dưới dạng các vảy nhỏ màu trắng, tạo nên các đám nấm trắng sần sùi.

Bệnh sưng củ bàn

Gà thường gặp tình trạng sưng củ bàn do nhiều nguyên nhân, bao gồm sưng sau các kỳ vần hơi, vần đòn, đá gà, và nhảy từ độ cao xuống đất mà tiếp đất không chuẩn. Sưng cù bàn không chỉ làm cho việc di chuyển của gà trở nên khó khăn mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất khi tham gia các trận đấu.

Để ngăn chặn sự sưng củ bàn ở gà nòi, phương pháp hiệu quả nhất là ngâm chân gà trong nước lạnh ngay sau khi đá xong. Thời gian ngâm phụ thuộc vào mức độ sưng và thời gian đá. Trong trường hợp nặng, bạn có thể áp dụng thuốc kháng viêm và giảm đau, mà nhiều chủ trại gà nòi tin tưởng sử dụng để điều trị sưng củ bàn.

Bệnh lậu đế hay thối đế

Sau thời gian nghiên cứu thuốc thú y Dufafarm có một số lưu ý sau để bà con điều trị bệnh cho gà:

– Bệnh lậu đế và sưng củ bàn thường xuyên bị nhầm lẫn. Theo đó, bệnh lậu đế có các dấu hiệu là gà nòi sưng chân, dưới đế chân có mủ. Các vết thương khiến gà đi lại khó khăn.

– Các vết thối đế, nứt đế, vỡ đế sẽ khiến chân gà bị tổn thương do nguyên nhân là các vết sắc cứa. Bởi vậy, chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ (chuồng bẩn, phân gà…) sẽ dẫn tới nhiễm trùng.

Bệnh dịch tả (bệnh Newcastle)

Bệnh tả hay còn biết đến với tên bệnh Newcastle hay bệnh rù thường gặp ở gà, bồ câu, chim cút… gây ra bởi một loại virus là Paramyxovirus serotype. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh dịch tả rất dễ nhận biết như: 

Gà xù lông, chán ăn, gục đầu, lờ đờ ủ rũ, khó thở, ho, phân lỏng màu xanh, trắng lẫn máu, mặt sưng, mào tím tái…Đồng thời, cánh và chân gà sẽ liệt dần, tỷ lệ chết của bệnh dịch tả rất cao gà thường chết sau 3-4 ngày. 

Để phòng bệnh bà con nên tiêu độc cho chuồng gà nòi để ngăn ngừa nguồn lây nhiễm, đồng thời vệ sinh chuồng trại định kỳ, sử dụng các loại thuốc sát trùng thú y như : Viabencovet, Fordecid, Amonicid… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, bào tử gây các bệnh ở gia cầm.

Mạt gà, mò gà, bọ gà 

Mạt gà là loài bọ nhỏ, chuyên hút máu gà, có kích thước giống như con mổ và có khả năng cắn người. Chúng thường xuất hiện trên lông và trong ổ gà, đặc biệt là trong môi trường bẩn thỉu và ổ gà lâu ngày không được vệ sinh. Không chỉ gây khó chịu cho gà, mạt gà còn có khả năng lây lan sang người trong quá trình chăm sóc gà, gây cảm giác khó chịu và đau đớn do cắn đốt.

 

Trong quá trình nuôi gà nòi, không ít bà con phải đau đầu vì các loại mạt gà, mò gà, bọ gà. Đừng lo, thuốc thú y Dufafarm sẽ gửi đến quý bà con 1 số sản phẩm chất lượng và được phân phối trên 500 đại lý khắp cả nước vì nhận được được phản hồi tích cực từ bà con.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở gà nòi, thuốc thú y Dufafarm sẽ liên tục bổ sung và cập nhật các bài viết mới về các loại bệnh, cách phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất tới bà con. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích và giúp bà con chăn nuôi đàn gà nòi chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Sản phẩm được quan tâm nhiều