BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (ASF) : TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH, CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI NGHÀNH CHĂN NUÔI LỢN

Đặc điểm dịch tả lợn Châu Phi

Sau đây, bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về dịch tả lợn Châu Phi: Đặc điểm cũng như con đường lây bệnh. 

Định nghĩa rõ hơn về bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguồn gốc  từ châu Phi và là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và ảnh hưởng đến tất cả các loài lợn. Theo khảo sát dịch bệnh xảy ra ở mọi  lứa tuổi. Tỷ lệ chết ở lợn mắc bệnh gần như 100%. Vi rút gây dịch tả lợn có trong máu, nội tạng, chất tiết….vv  của lợn mắc dịch tả lợn châu Phi.

Vi rút dịch tả lợn có sức đề kháng cao,  chịu được nhiệt độ thấp. Trong thịt lợn sống hoặc nhiệt độ thấp vi rút có thể tồn tại 3-6 tháng, vi rút chết ở nhiệt độ 70 độ C. Do tính kháng thuốc cao của loại vi rút này. Vì vậy, nó có thể lây lan rộng và kéo dài thành dịch tả lợn.

Con đường lây nhiễm bệnh

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa Bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh hoặc heo lành mang mầm bệnh với heo khỏe mạnh (chất dịch, vết thương…) Do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật dụng mang mầm bệnh. Đó có thể là lợn mắc bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển. Hay là dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút, thực phẩm chứa thịt lợn mắc bệnh.

Những đặc trưng quan trọng của Dịch Tả Heo Châu Phi

Đề kháng với các tác nhân lý hóa

Nhiệt độ:

Đề kháng cao với nhiệt độ thấp
Bất hoạt bằng nhiệt 56oC/70 phút; 60oC/20 phút.
PH: Bất hoạt pH <3.9 hoặc >11.5
Hóa chất/chất sát trùng:

Mẫn cảm với ê-te và chloroform.
Bất hoạt với 8/1000 sodium hydroxide (30 phút), hypochlorites và dung dịch I-ốt.

Biểu hiện của bệnh dịch tả lợn qua các cấp độ 

Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh 4-19 ngày. Thời gian ủ bệnh cấp tính 3-4 ngày. Các triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi khác nhau ở mỗi cá thể

Chủng độc lực cao gây ra xuất huyết thể quá cấp và cấp tính
với đặc điểm như sau:
• Sốt cao
• Bỏ ăn
• Xuất huyết ở da và các cơ quan bên trong
• Chết trong vòng 4 đến 10 ngày, đôi khi chết trước khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.

Thể quá cấp tính

Lợn mắc thể này thường chết nhanh chóng mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nếu có biểu hiện, lợn có thể sốt cao và nằm ủ rũ trước khi chết. Đây là thể bệnh diễn biến rất nhanh và có tỷ lệ tử vong gần như 100%

Thể cấp tính:

Lợn sốt cao khoảng 40.5-42 độ C.

Lợn bỏ ăn trong 2-3 ngày đầu, lười vận động. Lợn nằm thành đống, thích nằm gần nguồn nước hơn. 

Lợn cử động bất thường, một số vùng da màu trắng chuyển sang màu đỏ. Đặc biệt  các vùng như tai, đuôi, bàn chân, vùng da  dưới  ngực và bụng có thể chuyển sang màu xanh tím.

Sau đó, trước khi chết khoảng 1-2 ngày, lợn xuất hiện các triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, kiệt sức. Hay thở gấp, sùi bọt mép, viêm mắt, nôn mửa, có khi tiêu chảy ra máu hoặc có thể táo bón

Con lợn chết từ 6 đến 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn nái mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, tỷ lệ chết lên đến 100%. Ở lợn nái khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút không có triệu chứng, mang vi rút suốt đời và là nguồn lây bệnh.

Thể á cấp bệnh dịch tả lợn

Lợn sốt ít hoặc không sốt, chán ăn, gầy sút, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp, lợn nái chửa có thể bị sảy thai. Triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với thể cấp tính.Thời gian bệnh 5-30 ngày Lợn chết sau khoảng 15-45 ngày, tỷ lệ chết đối với thể này khoảng 30-70%.

Thể mãn tính ở lợn

Không gây chết lợn, lợn hốc hác, còi cọc lông dài, có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp, cùng các khối u ở các khối u ở các khớp xương. Lợn ở thể này thường nhiễm vi khuẩn kế phát, chúng có thể sống sót vài tháng nhưng khó hồi phục.

Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn qua các cấp độ 

 

Lợn chết do bệnh dịch tả heo châu phi mổ khám với các bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ở các cơ quan, nội tạng. Tuỳ theo thể bệnh khác nhau mà mức độ biểu hiện khác nhau.

Thể cấp tính: Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có thể xuất huyết điểm, lá lách có nhồi huyết. Da màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và tiếp giáp với túi mật, túi sưng mật.

Thể mãn tính: Có thể gặp xơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.

Một số hình ảnh bệnh tích của bênh dịch tả lợn Châu  Phi

 

Nguồn: https://nhachannuoi.vn

Cách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi và thuốc điều trị đặc hiệu cho đàn lợn. Do đó, các biện pháp phòng và tránh dịch tả lợnvẫn là giải pháp tốt nhất đối với người chăn nuôi lúc này, dưới đây là một số biện pháp phòng, chống dich tả lợn Châu Phi:

Tăng sức đề kháng cho đàn heo: Sử dụng  BETA GLUCAN C PREMIX hoăc VITAMIN C 30%

Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng  cơ sở chăn nuôi. Cũng như các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi,  chợ đầu mối, giết mổ lợn và chất thải  lợn bằng vôi bột hoặc với dung dịch sát trùng DUFA.DECID, VIA-IDOGOL hoặc  DUFA.BENKOVET.

Những người tham gia chăn nuôi thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách.  

Nhận diện và cách ly lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh.

Không mua, bán thịt lợn không rõ nguồn gốc, sử dụng thịt lợn thừa, thịt lợn nấu chưa chín

Kiểm soát động vật nuôi và côn trùng trung gian lây truyền: Diệt ve, côn trùng bằng ALPHA 60F EC hoặc SIDIRU

Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi tới nghành Chăn nuôi lợn

Gây thiệt hại kinh tế rất khủng khiếp, mất mát nguồn tài nguyên rất lớn, không được xuất khẩu (trao đổi quốc tế, đóng cửa quốc gia

Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi

Là rào cản thương mại trong việc buôn bán lợn sống, thịt lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn

Tốn rất nhiều chi phí để kiểm soát và theo dõi dịch bệnh.

Dịch tả lợn Châu Phi là một mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi lợn và nền kinh tế của nhiều quốc gia. Việc phòng chống dịch bệnh này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và người chăn nuôi. Mặc dù không có vắc-xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, nhưng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại.

Sản phẩm được quan tâm nhiều