BỆNH HỒNG LỴ

1. NGUYÊN NHÂN

Do xoắn khuẩn Treponema (Serpulina) hyodysenteriae gây ra

– Bệnh thường xảy ra trên heo sau cai sữa 6-12 tuần tuổi.

2. TRIỆU CHỨNG

a. Thể cấp tính

– Heo sốt nhẹ 40 độ C – 40,5 độ C, cơ thể ốm yếu, ăn giảm, khát nước, đi lại loạng choạng tiêu chảy phân loãng có nhiều dịch lầy nhầy và rất khó ỉa, phân màu đỏ bết xung quanh hậu môn.

– Heo lớn lúc đầu tiêu chảy phân lầy nhầy lẫn máu, sau đó chuyển sang tiêu chảy ra máu tươi, khó đông và có mùi tanh đặc biệt, heo đau bụng, kêu liên tục, gầy sụt cân nhanh, nước tiểu màu nâu tươi, chết nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày.

b. Thể mãn tính

Thường xảy ra trên heo lớn, heo không sốt, phân lúc đầu loãng lẫn máu, sau có màu như kaki.

3. BỆNH TÍCH

Bệnh tích tập trung tại ruột già, ruột mềm nhũn, có màu nâu thẫm hay xuất huyết, niêm mạc ruột dày lên do viêm tăng sinh. Hạch màng treo sưng to, trong lòng ruột chứa nhiều dịch nhầy mùi thối, thức ăn không tiêu…

Bệnh hồng lỵ

Bệnh hồng lỵ

Bệnh hồng lỵ

Bệnh hồng lỵ

4. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, vệ sinh nước uống sạch sẽ, cách ly heo ốm triệt để.

b. Thuốc phòng bệnh

Phun thuốc sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần bằng FORDECID, VIA IODINE, BENCOVET.

Trộn TIAMULIN 10% vào thức ăn phòng bệnh định kỳ 1 tháng/lần, mỗi lần 5-7 ngày.

5. ĐIỀU TRỊ

*Phác đồ:

TIAMULIN 10%        1kg/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày.

BETA GLUCAN C    1g/15kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày.

AZ.VITAMIN K3       1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày.

TYTIL                       1ml/10kgTT, chích 1 lần/ngày.

Điều trị liên tục 3-5 ngày.

Sản phẩm được quan tâm nhiều